Cặp đôi VHM cùng VIC lấy mất 5,5 điểm của VN-Index trong tuần qua: Tuần giao dịch vừa qua (25-29/09/2023), hai chỉ số thị trường chứng kiến tuần giảm mạnh thứ ba liên tiếp. Cụ thể, VN-Index giảm 3,26% so với tuần trước, kết thúc tuần với 1.154,15 điểm. Còn HNX-Index giảm 2,8%, về mức 236,35 điểm. Thanh khoản trên cả 2 sàn lại có diễn biến trái ngược nhau. Cụ thể, khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE giảm 16,2% so với tuần trước, còn gần 852 triệu cp/phiên. Ngược lại, thanh khoản bình quân trên sàn HNX tăng 2%, lên hơn 116,3 triệu cp/phiên.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự tiêu cực của VN-Index trong tuần qua (25-29/09/2023) vẫn là bộ đôi nhóm cổ phiếu họ Vingroup gồm VIC và VHM – khi 2 cổ phiếu này đã lấy đi của chỉ số chính 5,5 điểm. Đây cũng là hai mã chứng khoán dẫn đầu cả sàn về mức kéo giảm. Đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng, nhóm này góp mặt 3 cổ phiếu nằm trong top 10 cổ phiếu tiêu cực nhất tuần, gồm VCB, BID và CTG. Số cổ phiếu này khiến chỉ số mất đi gần 6,5 điểm. Trong đó, VCB là cổ phiếu tiêu cực thứ ba cả sà sau khi kéo giảm 2,5 điểm. Phía bên kia, cổ phiếu VPB là đại diện duy nhất của nhóm ngân hàng góp mặt trong top 10 cổ phiếu tích cực nhất tuần và đồng thời dẫn đầu cả sàn về mức kéo tăng với hơn 0,8 điểm.
Ảnh minh họa |
DNSE muốn IPO 30 triệu cổ phiếu trong quý IV/2023: Hội đồng quản trị Công ty CP Chứng khoán DNSE vừa thông qua việc triển khai phương án chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Thời gian sẽ thực hiện trong quý IV/2023 đến quý I/2024. Tổng lượng cổ phần trước chào bán là 300 triệu cổ phiếu, nếu chào bán thành công, tổng số cổ phần là 330 triệu, tương ứng vốn điều lệ là 3.300 tỷ đồng. Về mức giá chào bán, được DNSE tham khảo theo giá trị định giá từ các phương pháp so sánh P/E, phương pháp chiết khấu dòng tiền. Nguồn vốn huy động được dự kiến giải ngân 50% cho hoạt động cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán, giao dịch ký quỹ (margin), 40% cho tự doanh, đầu tư các giấy tờ có giá trên thị trường, và 10% cho hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng, vốn lưu động…
Hoàng Anh Gia Lai lùi hạn thanh toán lô trái phiếu 300 tỷ: Ngày 29/9, HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - HAGL (HOSE: HAG) đã thông qua việc điều chỉnh kỳ hạn trái phiếu trị giá 300 tỷ đồng được phát hành ngày 18/6/2012 từ 11 năm thành 13 năm. Đồng nghĩa ngày đáo hạn sẽ dời từ 30/9/2023 sang 30/9/2025. Trên báo cáo soát xét bán niên 2023, HAGL đang lưu hành lô trái phiếu trị giá 300 tỷ đồng, trái chủ là Công ty CP Dịch vụ Nông nghiệp Tây Nguyên, được đáo hạn ngày 30/9/2023. Tài sản thế chấp là 47 triệu cổ phiếu của Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức. Tổ chức thu xếp phát hành là Chứng khoán ACB (ACBS). Ngoài ra, HAGL còn khoản dư nợ trái phiếu trị giá 5.271 tỷ đồng từ trái chủ Ngân hàng BIDV, ngày đáo hạn là 30/12/2026. Kết phiên 29/9, cổ phiếu HAG giảm 7.720 đồng/cp.
Yeah1 tiếp tục muốn tăng vốn điều lệ: Sau chào bán 45 triệu cổ phiếu riêng lẻ, Công ty CP Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG) sẽ thực hiện lấy ý kiến cổ đông tiếp tục tăng vốn điều lệ. Cụ thể, ngày 16/10, Yeah1 sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện lấy ý kiến bằng văn bản, thời gian lấy ý kiến từ ngày 20/10 đến ngày 30/10. Trong đó, Công ty dự kiến xin ý kiến cổ đông về quy chế của Đại hội đồng cổ đông về việc lấy ý kiến bằng văn bản; tờ trình về việc thông qua phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu để tăng vốn điều lệ. Mặc dù vậy, tờ trình chi tiết vẫn chưa được Yeah1 tiết lộ. Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/9, cổ phiếu YEG tăng 200 đồng lên 11.950 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất đạt hơn 65 nghìn đơn vị.
Giá LTC tăng mạnh, Tổng Giám đốc muốn mua 1 triệu cổ phiếu: Trong bối cảnh giá cổ phiếu Công ty CP Điện nhẹ Viễn Thông (UPCoM: LTC) tăng gần gấp đôi chỉ trong 3 tháng, bà Vương Thị Thanh Huyền - Tổng Giám đốc LTC đăng ký mua 1 triệu cp với mục đích tăng tỷ lệ sở hữu. Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh trong thời gian từ 02-27/10/2023. Nếu thành công, bà Huyền sẽ trở thành cổ đông lớn của LTC với tỷ lệ sở hữu 21.81% (tương đương 1 triệu cp). Trước giao dịch, bà Huyền không nắm giữ cổ phiếu LTC nào. Tạm tính theo giá LTC phiên sáng 29/09 là 2,300 đồng/cp, bà Huyền cần chi 2.3 tỷ đồng cho thương vụ. Đáng chú ý, động thái của bà Huyền diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu LTC tăng tới 92% tính từ ngày 30/06/2023 đến nay.
Một cá nhân chi 90 tỷ đồng để trở thành cổ đông lớn CKG: Một nhà đầu tư cá nhân đã bỏ thêm khoảng 90 tỷ đồng để mua cổ phần và trở thành cổ đông sở hữu 6,18% vốn tại Công ty CP Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang (CIC Group, HOSE: CKG). Ngày 27/9, nhà đầu tư cá nhân Nguyễn Xuân Dũng vừa mua vào thêm 3.786.260 cổ phiếu CKG, nâng sở hữu từ 2,21%, lên 6,18% vốn điều lệ và chính thức trở thành cổ đông lớn tại Công ty CIC Group. Nếu tính theo giá đóng cửa ngày 27/9 là 23.800 đồng/cổ phiếu, ước tính ông Dũng đã bỏ ra số tiền khoảng 90 tỷ đồng để nâng sở hữu lên 6,18% vốn điều lệ và chính thức trở thành cổ đông lớn tại Công ty CIC Group. Một diễn biến đáng lưu ý, trước đó, ngày 11/9, CIC Group thông qua việc tiếp tục triển khai phương án chào bán 13.400.219 cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 ngày 19/6/2021 và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 ngày 17/6/2022.
TTG: Một nhà đầu tư cá nhân bị xử phạt do không báo cáo thay đổi sở hữu cổ đông lớn Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với ông Ngô Vi Quân do không báo cáo khi ... |
Bất chấp thị trường diễn biến tiêu cực, một cổ phiếu ngành Cảng biển vẫn vượt đỉnh mọi thời đại Theo chuyên gia chứng khoán VISC, triển vọng của cổ phiếu này đến từ: Sản lượng Container đang hồi phục nhờ vào nhu cầu hàng ... |
Phiên giao dịch ngày 2/10/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch ... |
Nguyên Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|