Thị trường chứng khoán ngày 14/9/2023: Thông tin trước giờ mở cửa

(Banker.vn) VN-Index lại gặp khó ở vùng đỉnh cũ; PLP được ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 14/9; ELCOM dự kiến phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông;... là những thông tin chính được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam gửi đến quý độc giả trước giờ giao dịch ngày 14/9/2023.

VN-Index lại gặp khó ở vùng đỉnh cũ: Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 7,05 điểm, xuống mức 1.238,39 điểm; HNX-Index giảm 0,22 điểm, xuống còn 256,11 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên bán với 427 mã giảm và 370 mã tăng. Trong rổ VN30, sắc đỏ áp đảo với 19 mã giảm, 9 mã tăng và 2 mã tham chiếu. Thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao. Khối lượng giao dịch của VN-Index đạt hơn 1,2 tỷ cổ phiếu, tương đương 29,7 nghìn tỷ đồng. HNX-Index đạt khối lượng giao dịch 127 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 2,7 nghìn tỷ đồng.

Trái ngược với kịch bản phiên hôm qua, lực bán liên tục tăng mạnh trong phiên chiều khi chỉ số tiến về mức đỉnh cũ tháng 8/2023 (mức 1.245 điểm). Các cổ phiếu trụ của thị trường hầu hết lao dốc, trong đó có VIC (-1,8%), VHM (-2,6%), VCB (-0,9%), VNM (-1,5%). Chỉ số HNX-Index cũng giảm mạnh trước sức ép từ các cổ phiếu bất động sản như HUT (-2,2%) và IDC (-1,2%). Tuy nhiên, nhờ sự khởi sắc của KSV (+9,8%) đã giúp HNX-Index chỉ kết phiên lùi nhẹ 0,08%.

Thị trường chứng khoán ngày 14/9/2023: Thông tin trước giờ mở cửa
Ảnh minh họa

Khối ngoại có phiên bán ròng mạnh mẽ, tâm điểm HPG, STB: Nhà đầu tư nước ngoài đã có phiên bán ròng mạnh mẽ với giá trị lên tới gần 1.900 tỷ đồng, trong đó tâm điểm là HPG, STB, VHM và KBC. Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 13/9, nhà đầu tư nước ngoài đã quay ra bán ròng 37,19 triệu đơn vị, giá trị bán ròng lên tới 1.187,5 tỷ đồng; trong khi phiên giao dịch hôm qua ngày 12/9 mua ròng 6,47 triệu đơn vị, giá trị mua ròng đạt 148,85 tỷ đồng. Phiên hôm nay, cổ phiếu SSI được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với khối lượng 2,12 triệu đơn vị, giá trị mua ròng đạt 76,47tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất cổ phiếu HPG với khối lượng 10,77 triệu đơn vị, giá trị bán ròng hơn 311,19 tỷ đồng. Các mã khác bị bán ròng mạnh trên trăm tỷ gồm STB đạt 127,15 tỷ đồng (3,94 triệu đơn vị), VHM đạt 110,93 tỷ đồng (2,1 triệu đơn vị), KBC đạt 103,52 tỷ đồng (2,97 triệu đơn vị).

PLP được ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 14/9: Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) mới có quyết định về việc đưa cổ phiếu của Công ty Cổ phần Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê (PLP) ra khỏi diện cảnh báo kể từ ngày 14/09/2023. Nguyên nhân do kết luận của kiểm toán viên tại BCTC bán niên được soát xét năm 2023 là chấp nhận toàn phần, thuộc trường hợp chứng khoán được ra khỏi diện cảnh báo theo quy định tại điểm c, khoản 4, Điều 37 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31/03/2022 của Hội đồng thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam. Trước đó, HOSE đưa PLP vào diện cảnh báo từ 17/04/2023 do đơn vị kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với việc PLP ghi nhận khoản công nợ phải thu của cá nhân Nguyễn Thị Phương số tiền 115 tỷ đồng để thực hiện thỏa thuận hợp tác đầu tư.

Cổ đông lớn của Transimex thoái gần 1 triệu cổ phiếu: Trong bối cảnh giá cổ phiếu của Công ty CP Transimex (HOSE: TMS) có chiều hướng tăng tích cực từ giữa tháng 6 cho tới nay, Công ty CP Đầu tư New Asia đã bán thành công 906 nghìn cổ phiếu nhằm mục đích giảm tỷ lệ tại đây. Theo đó, Công ty CP Đầu tư New Asia đã bán thành công 906 nghìn cổ phiếu tại Transimex trong ngày 11/09. Qua đó, New Asia giảm tỷ lệ sở hữu từ 9,8 triệu cổ phiếu (8,07%) xuống còn 8,9 triệu cổ phiếu (7,33%). Ở chiều ngược lại, cũng trong thời gian trên, Công ty CP Dịch vụ Văn hóa Việt đã mua vào đúng 906 nghìn cổ phiếu mà New Asia đã bán ra nhằm tăng tỷ lệ nắm giữ tại Transimex. Sau giao dịch, Văn hóa Việt đã nâng tỷ lệ sở hữu lên hơn 12,2 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 10,07%. Nhiều khả năng đây là vụ "sang tay" giữa New Asia cho Văn hóa Việt. Chiếu theo giá thỏa thuận ngày 11/09, ước tính New Asia thu về 50 tỷ đồng, tương ứng với 55.200 đồng/cp, đây cũng là số tiền mà Văn hóa Việt phải chi ra cho thương vụ.

Cổ đông nội bộ muốn bán thỏa thuận hơn 2,8 triệu cổ phiếu TNH: Do nhu cầu tài chính cá nhân và quản trị doanh nghiệp, hai cổ đông nội bộ của CTCP Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (HOSE: TNH) muốn bán hơn 2,8 triệu cổ phiếu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 18-30/09/2023, theo phương thức thỏa thuận. Cụ thể, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc TNH – ông Lê Xuân Tân đăng ký bán 387,5 nghìn cổ phiếu; còn bà Nguyễn Thị Ngọc Thu – vợ Thành viên HĐQT Vũ Hồng Minh đăng ký bán sạch trên 2,5 triệu cổ phiếu đang sở hữu (tỷ lệ 2,6%). Như vậy, nếu giao dịch thực hiện thành công, số cổ phiếu ông Tân nắm giữ giảm từ trên 3,4 triệu cổ phiếu (3,6%) xuống còn 3 triệu cổ phiếu (3,2%); còn bà Thu sẽ không còn là cổ đông của TNH. Kết phiên 13/09, cổ phiếu TNH dừng ở mức 24.500 đồng/cp. Căn cứ theo giá này, ước tính ông Tân có thể thu về gần 9,5 tỷ đồng, còn bà Thu ước tính thu về gần 62 tỷ đồng.

Cenland dự kiến trả cổ tức 2022 trong quý 4: Công ty CP Bất động sản Thế Kỷ - Cenland (HOSE: CRE) công bố thông tin về phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2022 dự kiến thực hiện trong quý 4/2023. Theo thông báo, doanh nghiệp liên quan đến ông Phạm Thanh Hưng (shark Hưng) dự kiến phát hành mới 46,4 triệu cổ phiếu trả cổ tức với tỷ lệ 10% (Người sở hữu 100 cổ phiếu được 10 cổ phiếu mới). Về tình hình kinh doanh, 6 tháng đầu năm, Cenland ghi nhận doanh thu hơn 455 tỷ đồng - giảm 82% so cùng kỳ; lợi nhuận ròng giảm 99% còn 1,4 tỷ. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu CRE hiện giao dịch tại mức 9.800 đồng/cp (kết phiên 13/9), giảm 2,4% kể từ đầu năm.

ELCOM dự kiến phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông: Công ty CP Công nghệ - Viễn thông ELCOM (HOSE: ELC) mới thông báo, ngày 26/9 sẽ là ngày chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến bằng văn bản cho một số nội dung. Theo đó, ELCOM sẽ xin ý kiến cổ đông thông qua việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu (phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu) với tỷ lệ 40%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận thêm 40 cổ phiếu mới. Nguồn vốn phát hành từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và thặng dư vốn cổ phần của Công ty. Đồng thời, ELCOM dự kiến bổ sung ngành nghề kinh doanh sản xuất linh kiện điện tử. Cụ thể là sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện ứng dụng điện tử khác; sản xuất thiết bị linh kiện điện tử và cụm lắp ráp được sử dụng thiết bị truyền thông. Các nội dung trên dự kiến sẽ được lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản trong tháng 10/2023.

Điểm nhấn thị trường 13/9: Đầu tư công gồng gánh VN-Index, NVL níu chân nhóm BĐS

Sau khi tiệm cận vùng 1.250 điểm, thị trường chứng khoán tiếp tục gặp áp lực chốt lời. Đi ngược với diễn biến của thị ...

Sau án phạt từ HOSE, Angimex công bố BCTC bán niên với ý kiến nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

Sau kiểm toán, các chỉ số kinh doanh của Angimex gần như không có thay đổi, tuy nhiên tiêu điểm là việc bị kiểm toán ...

Nhận định chứng khoán ngày 14/9: Rủi ro điều chỉnh còn hiện hữu

VN-Index ghi nhận diễn biến trồi sụt và rung lắc khá mạnh trong phiên hôm nay và kết phiên trong sắc đỏ, lùi về dưới ...

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán