Việc VN-Index tăng điểm phiên cuối tuần trước (20/10) mang tới kỳ vọng thị trường đã manh nha kết thúc đợt giảm điểm và nhanh chóng tìm lại điểm cân bằng khi định giá đã được chiết khấu đáng kể với P/E về xấp xỉ 12 lần. Thế nhưng, VN-Index lại giảm mạnh trở lại trong phiên đầu tuần mới (23/10), chính thức đánh mất mốc 1.100 điểm khiến xu hướng thị trường được đánh giá vẫn rất khó đoán định.
Ảnh minh họa |
Thêm vào đó, bối cảnh quốc tế hiện nay đang có nhiều biến động liên quan đến căng thẳng địa chính trị, tỷ giá trong nước leo thang và động thái hút tiền của Ngân hàng Nhà nước vẫn là ẩn số.
Chưa kể, bức tranh kết quả kinh doanh quý III của doanh nghiệp dù có một số điểm sáng, song đa phần vẫn kém tích cực. Nhà đầu tư gần như bị "vỡ mộng" trước những kỳ vọng quá cao về việc nền kinh tế đã tạo đáy và kết quả kinh doanh sẽ tăng trưởng tích cực kể từ quý III.
Trong khi đó, đa số nhà đầu tư vẫn đứng ngoài thị trường. Điều này thể hiện ở thanh khoản vẫn chỉ giao dịch thấp dù thị trường tăng hay giảm sâu. Do đó, lực bán không quá mạnh nhưng lực cầu lại yếu, khó có thể đưa chỉ số lên những nấc cao. Hơn nữa, thị trường chứng khoán đã giảm nhiều phiên liên tiếp làm cho không ít nhà đầu tư thua lỗ và có thể bị tình trạng call margin (bị bán giải chấp cổ phiếu) khiến áp lực giảm vẫn tồn tại.
Theo ông Bùi Nguyên Khoa - Trưởng phòng Phân tích Chứng khoán BSC, dòng tiền có thể chưa rút ra khỏi chứng khoán trong một sớm một chiều, nhưng rõ ràng đang chững lại rõ rệt và dòng tiền mới cũng không được bổ sung vào thị trường. Thực tế, nhà đầu tư đang có xu hướng dịch chuyển tài sản đến những kênh an toàn khi thị trường chứng khoán đạt ngưỡng. Minh chứng là dù lãi suất tiền gửi liên tục giảm sâu, song lượng tiền gửi tiết kiệm vẫn lập kỷ lục.
Động thái gom ròng của khối ngoại trong vài phiên gần đây cũng chưa đủ lực nâng đỡ thị trường. Bên cạnh việc chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trên thị trường, dòng tiền khối ngoại mua ròng không phải tiền mới mà chủ yếu là tiền trading từ các quỹ. Do đó, đây không phải yếu tố thúc đẩy mà chỉ đơn thuần mang tính chất tâm lý.
Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường, Chứng khoán VPBank nhấn mạnh việc thị trường tăng nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào thanh khoản.
"Nếu thanh khoản đạt từ 20.000 - 25.000 tỷ đồng, thị trường có thể tăng mạnh, nhưng nếu dưới mức 20.000 tỷ thì đà phục hồi ở mức trung bình", ông Sơn nói.
Trưởng phòng Phân tích Chứng khoán BSC Bùi Nguyên Khoa cũng cho rằng dòng tiền là yếu tố quan trọng nhất quyết định xu hướng điều chỉnh đã thực sự kết thúc. Để kích thích dòng tiền trở lại, những rủi ro mà thị trường lo ngại trước đó cần giảm bớt.
Đầu tiên là tình hình chiến sự quốc tế có những chuyển biến tích cực và không ảnh hưởng trên diện rộng. Bên cạnh đó, lạm phát Mỹ hạ nhiệt, chính sách “diều hâu” của Fed dừng lại. Khi chênh lệch USD/VND thu hẹp giúp tỷ giá hạ nhiệt, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ có những chính sách bình ổn hơn.
Cùng với đó, điểm quan trọng nhất là định giá cần chiết khấu thêm. "Thị trường cần phải rẻ hơn nữa để kích thích dòng tiền nhà đầu tư lớn nhập cuộc. Khi những rủi ro có phần hạ nhiệt từ đó mới có thể kích thích dòng tiền trở lại và giúp thị trường thực sự tạo đáy rõ ràng", chuyên gia BSC nhìn nhận.
Theo đó, ông Khoa cho rằng thị trường sẽ cân bằng trở lại khi xuất hiện những tín hiệu rõ ràng hơn trong quý IV/2023 và năm 2024. Khi đó, các chỉ số vĩ mô sẽ cải thiện rõ rệt chứ không còn mơ hồ...
Thị trường chứng khoán ngày 24/10/2023: Thông tin trước giờ mở cửa Hồi nhẹ cuối phiên, VN-Index vẫn mất mốc 1.100 điểm; Cổ phiếu HIO tăng hết biên độ ngày chào sàn UPCOM; Hơn 10 triệu cổ ... |
Trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đảo chiều, DowJones chưa thể phục hồi Trong phiên giao dịch đầu tuần, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đã về dưới 5%. Mặc dù lợi suất trái ... |
Cổ phiếu VinFast tiếp tục giảm hơn 18 lần từ đỉnh bất chấp đạt được thỏa thuận tỷ đô Trong phiên giao dịch đầu tuần, cổ phiếu VFS tiếp tục bốc hơi hơn 10%. So với vùng giá 90 USD cách đây 2 tháng, ... |
Nhật Hải
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|