Thị trường chứng khoán ảnh hưởng ra sao sau biến cố loạt ngân hàng trên thế giới sụp đổ?

(Banker.vn) Những thông tin ngân hàng lớn trên thế giới mất thanh khoản, phá sản đã ít nhiều ảnh hưởng tới thị trường tài chính và ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của giới đầu tư. Trao đổi tại Talkshow Phố Tài Chính, TS. Vũ Đình Ánh, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài chính và ông Trần Thăng Long, Giám đốc phân tích Công ty CP Chứng khoán BIDV (BSC) đã có những đánh giá tác động về sự kiện các ngân hàng trên thế giới tới nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán.

Góc chuyên gia: Tác động của việc hạ lãi suất đến thị trường chứng khoán

Theo ông Trần Thăng Long, mỗi sự việc xảy ra, chúng ta phải nhìn dưới nhiều chiều khác nhau. Những vụ việc như ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) không phải là sự việc cá biệt, bởi ở Mỹ hằng năm đều có ngân hàng phá sản, chỉ là quy mô rất nhỏ nên chúng ta không biết đến.

Tuy nhiên đó cũng là một chỉ báo cho thấy quá trình giám sát luôn luôn phải song hành. Mặc dù chúng ta luôn muốn thị trường tăng trưởng nhanh, nền kinh tế phải phát triển tốt, tổng tài sản phải liên tục tăng trưởng...Nhưng những nhiệm vụ liên quan đến giám sát hệ thống vẫn rất là quan trọng.

Về những ảnh hưởng đến Việt Nam sau sự đổ vỡ của ngân hàng Mỹ, ông Long nhận định, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ xuất nhập khẩu trên GDP cao, thuộc nhóm cao nhất thế giới. Nên khi những khách hàng lớn của Việt Nam là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu rơi vào tình trạng kinh tế khó khăn hơn thì tổng cầu của họ suy giảm, sẽ ảnh hưởng đến những đơn hàng của chúng ta và gián tiếp ảnh hưởng đến các khối doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp trong nước cũng như các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu.

Thị trường chứng khoán ảnh hưởng ra sao sau biến cố loạt ngân hàng trên thế giới sụp đổ?

Và thứ hai là về mặt tài chính thì lãi suất của đồng USD là lãi suất gần như chỉ báo cho mọi loại lãi suất trên thị trường. Do vậy khi FED có những thay đổi về mặt chính sách lãi suất trong vòng một năm vừa qua thì chính sách lãi suất đó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Đồng quan điểm, TS. Vũ Đình Ánh nhận định phản ứng chính sách của phía Mỹ có thể nói là rất nhanh và kịp thời, do đó đã giúp cho thị trường vượt qua cú sốc này có thể nói là rất nhẹ nhàng và vấn đề chúng ta có thể rút ra được là việc giám sát hệ thống.

Ông cho biết, trước đó với quy mô tài sản 50 tỷ USD thì đã phải chịu sự giám sát gắt gao của cơ quan quản lý tiền tệ ngân hàng hối đoái của Mỹ, nhưng bắt đầu từ năm 2018 thì Mỹ đã sửa luật và nâng mức đó 5 lần lên 250 tỷ USD nên mới dẫn đến tình trạng như ngân hàng SVB.

Bên cạnh đó, ông cũng đánh giá rất cao khả năng điều hành của cơ quan điều hành về tiền tệ của Việt Nam. Việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyết định giảm các lãi suất điều hành, từ 0,5-1% ngay từ ngày 15/3, sau hai đợt tăng liên tiếp vào tháng 9 và tháng 10/2022 là những quyết định rất sáng suốt và phù hợp với diễn biến của nền kinh tế thực cũng như nền tài chính Việt Nam.

Ở Việt Nam, những ngân hàng nhỏ và yếu kém lại kiểm soát chặt hơn. Và một điểm nữa mà tôi cho rằng ở Việt Nam cũng rất cần quan tâm, trong trường hợp mới xảy ra, vai trò của bảo hiểm tiền gửi, của hệ thống bảo hiểm tiền gửi của Mỹ được chính thức thành lập từ cách đây đúng 90 năm, năm 1933 đã phát huy tác dụng rất là tốt.

Và cuối cùng từ những bài học kinh nghiệm đó, kể cả kinh nghiệm thành công cũng như thất bại từ những vụ việc tài chính ở một thị trường phát triển đi trước chúng ta rất nhiều như Mỹ cũng sẽ rất bổ ích cho các cơ quan quản lý cũng như bản thân các ngân hàng, các định chế tài chính.

Về ảnh hưởng của vụ việc tới thị trường chứng khoán, chuyên gia cho rằng mức độ ảnh hưởng ở mức vừa phải, thị trường Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều vào những yếu tố liên quan đến nội tại Việt Nam nhiều hơn.

"Khi những rủi ro về mặt chính sách bắt đầu xuất hiện thì thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua giai đoạn điều chỉnh", TS. Vũ Đình Ánh chia sẻ.

Nếu xét từ đầu năm 2022 cho đến cuối năm, thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường giảm mạnh nhất thế giới.

Thị trường chứng khoán ảnh hưởng ra sao sau biến cố loạt ngân hàng trên thế giới sụp đổ?

Theo TS. Vũ Đình Ánh, rủi ro của suy thoái kinh tế cũng như rủi ro của những ảnh hưởng bên ngoài đến Việt Nam đã chiết khấu khá nhiều vào thị trường. Chỉ có điều để phục hồi được thế nào thì còn phụ thuộc vào chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa trong nước cũng như sức bật của chính các doanh nghiệp Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước đã bật một tín hiệu rằng, chúng ta có thể chủ động trong việc nới lỏng hay ít nhất là không thắt chặt quá mức chính sách tiền tệ của mình. Và như vậy thì khi lãi suất theo xu hướng giảm, chắc chắn khả năng phục hồi của thị trường chứng khoán trong thời gian tới sẽ lạc quan.

Một yếu tố nữa rất đáng quan tâm, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đang đối mặt với bài toán về doanh thu tăng chậm, trong khi đó chi phí lại đang tăng nhanh, vì vậy bản thân các doanh nghiệp, các công ty niêm yết cũng cần có những bài toán để tái cơ cấu lại. Khi đó, giá trị cổ phiếu của họ trên sàn mới về đúng thực chất và sự tăng lên mới đảm bảo được sự ổn định, bền vững.

Đưa cổ phiếu LDP vào diện cảnh báo, cắt margin do lỗ lũy kế gần 40 tỷ

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về việc đưa cổ phiếu LDP của Công ty CP Dược Lâm Đồng - ...

Chứng khoán phiên sáng 21/3/2023: Ảm đạm sau phiên giảm sâu

Thị trường chứng khoán phiên sáng ngày 21/3 chứng kiến sự thận trọng của các nhà đầu tư sau phiên giảm sâu hôm qua.

Thị trường chứng khoán ngày 21/3/2023: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn nguồn Vietstock đưa ra những phân tích tín hiệu kỹ thuật phiên chiều ngày ...

Quỳnh Nga

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục