Theo "trend" mùa kiểm toán, Đại Thiên Lộc lĩnh liền 2 án từ HOSE

(Banker.vn) Cùng một ngày, Đại Thiên Lộc nhận hai quyết định không vui từ HOSE bao gồm cảnh báo và kiểm soát cổ phiếu...

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) ngày 4/4 đã ra quyết định đưa cổ phiếu DTL của Công ty CP Đại Thiên Lộc (HOSE: DTL) vào diện chứng khoán bị cảnh báo và kiểm soát. Theo quyết định số 163/QĐ-SGDHCM, cổ phiếu DTL vào diện cảnh báo kể từ ngày 11/4/2024 do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023 của tổ chức niêm yết là số âm, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quy định.

Theo

Cùng ngày 4/4, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM có quyết định số 164/QĐ-SGDHCM quyết định đưa cổ phiếu của DTL vào diện kiểm soát từ ngày 11/4/2024. Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán trong hai năm gần nhất (2022,2023) của tổ chức niêm yết là số âm, thuộc trường hợp chứng khoán bị đưa vào diện kiểm soát theo quy định.

Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 của Đại Thiên Lộc ghi nhận doanh thu đạt 1.971 tỷ đồng, tăng 22,2% so với năm 2022 nhưng lợi nhuận sau thuế âm 156 tỷ đồng, cùng kỳ năm 2022 khoản lợi nhuận sau thuế âm 152 tỷ đồng. Giá vốn bán hàng cao hơn doanh thu và chi phí tài chính cao trong khi các khoản chi phí cố định không giảm là nguyên nhân chính khiến công ty thua lỗ trong năm vừa qua.

DTL cho biết giá bán các sản phẩm xuống thấp trong khi giá vốn hàng tồn kho cao dẫn đến lợi nhuận gộp công ty ghi nhận âm. Chi phí tài chính tăng do lãi suất các ngân hàng tăng cao cũng góp phần làm lợi nhuận công ty giảm mạnh.

Tại báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2023 của Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc ghi nhận thua lỗ 156 tỷ đồng, tăng hơn 4,1 tỷ đồng so với khoản lỗ tại báo cáo tài chính năm 2023 công ty tự lập.

Lý giải về sự chênh lệch này công ty cho biết khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023, kiểm toán viên đã ghi nhận thêm chỉ tiêu thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc loại trừ khoản dự phòng đầu tư vào công ty con. Đồng thời kiểm toán viên đưa ra một số bút toán điều chỉnh cho phù hợp với quy định. Sự điều chỉnh này làm thay đổi chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế giảm thêm hơn 4,1 tỷ đồng nữa so với báo cáo công ty tự lập.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DTL đã có phản ứng trước thông tin bị đưa vào diện kiểm soát khi phiên giao dịch chiều 5/4 ghi nhận sụt giảm 1,41% so với phiên trước đó, đạt 14.000 đồng/cổ phiếu.

Theo
Cổ phiếu DTL đang có xu hướng giảm dần giá từ đầu năm đến nay

Theo tìm hiểu, DTL thành lập năm 2001 với tên Công ty TNHH Thép Đại Thiên Lộc, sau đó chuyển sang hoạt động theo mô hình Ciibg ty CP vào năm 2007, với vốn điều lệ 99 tỷ đồng và chính thức sử dụng tên Công ty CP Đại Thiên Lộc như hiện nay. Sau nhiều lần thay đổi, hiện tại Công ty có vốn điều lệ hơn 614 tỷ đồng.

Công ty chuyên sản xuất thép lá cán nguội, thép lá mạ kẽm, mạ hợp kim nhôm - kẽm (tôn lạnh), mạ màu, ống thép, xà gồ thép và kinh doanh thép cán nóng, thép tấm, thép hình, thép xây dựng… Công ty có 7 nhiều chi nhánh và đại lý phân phối sản phẩm trên toàn quốc. DTL tập trung chủ yếu vào thị trường miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ.

Ngày 4/6/2020 Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM với 38,8 triệu cổ phiếu.

Hiện nay Công ty đang có hơn 60,6 triệu cổ phiếu đang lưu hành. Ông Nguyễn Thanh Nghĩa là Chủ tịch HĐQT đồng thời là cổ đông lớn nhất, nắm giữ hơn 29,2 triệu cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu 48,19%. Công ty TNHH Sản xuất Tâm Đức là cổ đông lớn với tỷ lệ sở hữu 19,57%. Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc có hai công ty con gồm Công ty TNHH MTV Thép Đại Thiên Lộc và Công ty TNHH MTV Tôn Đại Thiên Lộc.

Đại Thiên Lộc dự kiến tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên trong tháng 4/2024. Hiện ngày cụ thể chưa được thông báo.

Không chỉ DTL, cổ phiếu họ nhà thép thời gian gần đây liên tục nhận các án phạt từ HOSE. Trước đó, cổ phiếu SMC của Công ty CP Đầu tư thương mại SMC bị đưa vào diện kiểm soát từ ngày 10/4. Cổ phiếu POM của Công ty cổ phần Thép Pomina nhận thông báo hủy niêm yết bắt buộc từ HOSE.

Dòng tiền cá mập "đột biến" thanh khoản tại NVL, VN-Index "gánh" nhịp điều chỉnh sâu

Kết phiên 05/04, VN-Index "gánh" nhịp giảm sâu hơn 13 điểm, thanh khoản thị trường được đẩy mạnh, dòng tiền cá mập đua nhau giao ...

Dòng tiền phân hóa, VN-Index chốt tuần đầu tiên của tháng Tư quanh mốc 1.255 điểm

Trong phiên giao dịch cuối tuần,thị trường chứng khoán tiếp tục giảm mạnh, qua đó lui về mốc 1.255 điểm.

Vingroup đặt mục tiêu doanh thu hàng trăm nghìn tỷ đồng trong năm 2024

Trong năm 2024, tập đoàn Vingroup đặt mục tiêu kế hoạch kinh doanh với doanh thu dự kiến khoảng 200.000 tỷ đồng.

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán