Thẻ Vietcombank contacless không thể thiếu trong thời đại số

(Banker.vn) Việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip là xu hướng chung của nhiều thị trường trên thế giới, sẽ hạn chế tình trạng đánh cắp thông tin thẻ.
Vietcombank chính thức triển khai dịch vụ thanh toán qua ứng dụng Google Wallet cho thẻ Visa Ra mắt Bộ ba sản phẩm thẻ Vietcombank thương hiệu Visa hoàn toàn mới

Ngày nay chi tiêu, thanh toán qua thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng đã không còn xa lạ. Thẻ chip contactless là một trong những cách thanh toán hiện đại và mang lại nhiều lợi ích nhất.

Theo khảo sát, ngay từ năm 2020 khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại Mỹ và nhiều nơi trên thế giới, thẻ chip contactless thu hút sự chú ý hơn bao giờ hết do những lo ngại về sức khỏe và an toàn từ virus Corona. Thanh toán không chạm bằng thẻ contactless giúp người dùng tránh khỏi tiếp xúc với thiết bị thanh toán được coi là trung gian lây lan virus tiềm tàng.

The Vietcombank contactless khong the thieu trong thoi dai so hinh anh 1
Việc chuyển đổi thẻ từ thẻ từ sang thẻ chip là xu hướng chung của nhiều thị trường trên thế giới.

Vậy thẻ chip contactless là gì? Vì sao chúng lại bảo mật hơn? Chúng ta có thể sử dụng ở đâu? Hãy cùng tìm hiểu.

Thẻ từ và thẻ chip contactless khác nhau như thế nào?

Thẻ từ là thẻ có dải băng từ phía sau thẻ, dữ liệu trên thẻ từ được lưu trữ cố định trên dải từ (mặt sau thẻ). Vì vậy dễ dẫn đến rủi ro đánh cắp thông tin thẻ và gian lận giao dịch.

Thẻ chip contactless hay còn gọi là thẻ không tiếp xúc là một loại thẻ thông minh mà thân thẻ có chứa con chip và đường dây ăngten được giấu ngầm. Ăngten có nhiệm vụ làm trung gian nhận và truyền sóng radio giữa đầu đọc thẻ và con chip chứa dữ liệu về thẻ.

Dữ liệu giao dịch được lưu tại con chip (mặt trước thẻ) và cryptogram thay đổi theo mỗi giao dịch và đây là điểm khác biệt cơ bản giữa thẻ chip và thẻ băng từ, đảm bảo an toàn bảo mật cho thẻ chip. Hiện nay, Vietcombank đã áp dụng công nghệ chip contactless cho toàn bộ sản phẩm thẻ của ngân hàng.

Vì sao nên chuyển đổi thẻ công nghệ từ sang công nghệ chip?

Việc chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip là xu hướng chung của nhiều thị trường trên thế giới, với mục tiêu tăng cường an toàn bảo mật cho khách hàng. Áp dụng tiêu chuẩn công nghệ thẻ chip sẽ hạn chế tình trạng đánh cắp thông tin thẻ cũng như các nguy cơ mất an toàn khác.

Công nghệ chip contactless được ứng dụng và phát triển nhanh chóng chỉ trong một vài năm. Theo tạp chí Forbes, ở châu Âu, thẻ chip contactless gần như trở thành tiêu chuẩn, áp dụng 100% với các thẻ mới phát hành.

Theo một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng 98% thiết bị thanh toán tại các điểm bán hàng trên thế giới đã được tích hợp tính năng thanh toán contactless.

Công nghệ thẻ chip contactless đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới và đã chứng tỏ được mức độ hiệu quả trong việc giảm gian lận trong các giao dịch thẻ. Thông tin thẻ truyền tới thiết bị thanh toán đều được mã hóa, do đó giảm thiểu nguy cơ lộ thông tin thẻ.

Bên cạnh đó, công nghệ thẻ chip contactless cũng tích hợp với tính năng tiện ích trong thanh toán góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Cụ thể với công nghệ thẻ chip contactless, khách hàng sẽ trải nghiệm các hình thức thanh toán nhanh chóng - tiện lợi - an toàn, phù hợp với các giao dịch nhỏ lẻ mà trước đây khách hàng thường sử dụng tiền mặt như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, hàng ăn nhanh, quán café…

Đối với giao dịch không tiếp xúc, chủ thẻ không cần đưa thẻ cho nhân viên thu ngân mà chỉ cần chạm thẻ vào thiết bị chấp nhận thanh toán có biểu tượng contactless và hoàn tất giao dịch. Đặc biệt với hóa đơn có giá trị nhỏ, khách hàng không cần phải ký hóa đơn thẻ.

Thanh toán không chạm đã tạo ra một kỷ nguyên mới bởi sự tiện lợi và an toàn của nó, các điểm chấp nhận thanh toán contactless cũng trở phổ biến tại Việt Nam thông qua các thiết bị thanh toán tích hợp contactless, hay thậm chí thông qua điện thoại như gần đây Vietcombank ra mắt ứng dụng VCB Tap to Phone biến chiếc điện thoại thành thiết bị thanh toán contactless gọn nhẹ.

Phù hợp với ứng dụng Wallel trên di động như Goole Pay, Samsung Pay

Một xu hướng cũng nổi bật không kém hiện nay đó là các ứng dụng ví trên điện thoại . Đây là những ứng dụng được tích hợp sẵn trên thiết bị di động của các hãng lớn, cho phép nhiều điện thoại thông minh hiện đại thay thế thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ.

Để sử dụng chúng, người dùng chỉ cần kích hoạt khả năng thanh toán không tiếp xúc của điện thoại thông minh, liên kết với những tài khoản đã được cài đặt và sử dụng điện thoại giống như cách bạn sử dụng thẻ dhạm để thanh toán. Chỉ cần đưa điện thoại gần thiết bị thanh toán contactless và giao dịch sẽ tự xử lý.

Trong số các ví di động phổ biến nhất được sử dụng hiện nay là Google Pay - ứng dụng dành cho các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android. Các dịch vụ này hoạt động bằng cách kết nối thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ từ Vietcombank với nền tảng thanh toán trên điện thoại di động của bạn. Khi người dùng thanh toán qua ứng dụng, dịch vụ này sẽ hoạt động như một trung gian an toàn.

Tuy nhiên điều kiện để liên kết thẻ với các ứng dụng Wallet trên điện thoại, hiện nay hầu hết các ngân hàng đều yêu cầu thẻ liên kết phải là thẻ sử dụng chip contactless./.

Các cách thức chuyển đổi:

Chuyển đổi trên VCB Digibank: Áp dụng cho thẻ ghi nợ với các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Đăng nhập VCB Digibank

Bước 2: Chọn Quản lý dịch vụ thẻ

Bước 3: Chọn Phát hành/chuyển đổi thẻ ghi nợ

Bước 4: Đăng kí chuyển đổi công nghệ thẻ ghi nợ

Bước 5: Điền thông tin thẻ và lựa chọn điểm giao dịch, điểm nhận thẻ và ấn tiếp tục để hoàn thành.

Lưu ý: Khi đã hoàn tất thủ tục đăng ký thành công, khách hàng sẽ không thể hủy yêu cầu chuyển đổi công nghệ thẻ.

Vietcombank hiện đang triển khai miễn phí chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip. Để tránh phát sinh phí duy trì thẻ từ, khách hàng hãy thực hiện chuyển đổi sang thẻ chip, Vietcombank sẽ hoàn phí cho khách hàng trong trường hợp khách hàng thực hiện chuyển đổi và/hoặc khóa thẻ từ trong vòng 3 tháng kể từ ngày thu phí (áp dụng chung cho cả khách hàng chuyển đổi tại quầy và trên dịch vụ ngân hàng số Digibank - áp dụng cho lần đầu chuyển đổi).

Mai Hương

Theo: Báo Công Thương