Khu thương mại tự do gắn với cảng biển: Tăng sức hấp dẫn cho logistics Đông Nam bộ Hệ thống cảng biển Việt Nam sẽ phát triển như thế nào? |
Nhiều điểm nghẽn hạ tầng
Theo ông Nguyễn Văn Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, từ lâu Bà Rịa -Vũng Tàu đã là một trong 3 cực tăng trưởng quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ, là cửa ngõ ra biển của các tỉnh phía Nam, có điều kiện thuận lợi về hệ thống hạ tầng cảng biển, gần Sân bay quốc tế Long Thành đang được xây dựng, và mạng lưới giao thông đường bộ tương đối hoàn thiện. Ngoài ra còn có các dự án kết nối với vùng hậu phương như cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh, hệ thống giao thông liên cảng Cái Mép-Thị Vải và đường sắt kết nối kinh tế vùng và vươn ra khu vực quốc tế. Đặc biệt, Bà Rịa - Vũng Tàu còn là tỉnh có nhiều bến cảng nhất thuộc khu vực phía Nam.
Ông Nguyễn Văn Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu |
Với các điều kiện thuận lợi về phát triển logistics nêu trên, ngành logistics đã được xác định trong Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI, lần thứ VII là một trong 4 trụ cột kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; là động lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
Mặc dù vậy, theo đánh giá của Bộ Công Thương tại Báo cáo Logistics Việt Nam 2022, trình độ phát triển của các dịch vụ logistics tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của một trung tâm quan trọng của khu vực Đông Nam bộ về vân tải biển và cả vận tải đa phương thức. Hệ thống dịch vụ kho bãi, trung tâm logistics sau cảng chưa theo kịp xu thế; thiếu hụt các dịch vụ logistics như mạng lưới dịch vụ kho hàng hoá tổng hợp, ICD, kho lạnh, dịch vụ về container, đóng gói hàng theo yêu cầu,…
Thông tin tại Diễn đàn “Liên kết phát triển logistics - Động lực tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ” tổ chức chiều 8/9, ông Đặng Vũ Thành - Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics cho rằng, nếu xem hoạt động logistics là một cỗ máy thì muốn cho cỗ máy này hoạt động trơn tru sẽ phải xem xét các cấu phần cấu thành gồm: Phần cứng, phần mềm, công nghệ và con người vận hành.
Về câu chuyện hạ tầng và góc độ liên kết, ông Thành cho rằng, vùng Đông Nam bộ là đầu tàu kinh tế, hạ tầng gần như tốt nhất của quốc gia và cần phải tận dụng lợi thế đó để phải làm tốt hơn, nhanh hơn nữa. Về tính liên kết, tại Bà Rịa – Vùng Tàu nói riêng, các hoạt động cảng biển, LCD, kho bãi, kho vận… đang tương đối độc lập nhất định mà thiếu đi việc liên kết với nhau. Do đó, việc liên kết vùng lại càng hạn chế hơn, như liên kết các vùng khác như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…
“Tính liên kết của hạ tầng đối với khu vực này có thể và cần phải thúc đẩy mạnh hơn, đồng thời có chính sách đồng bộ để có môi trường sinh thái cho hoạt động liên kết logistics” - ông Thành nói.
Toàn cảnh cảng Cái Mép - Thị Vải |
Giải pháp thu hút hàng hóa
Theo ông Nguyễn Văn Thọ, trong thời gian tới, ngành dịch vụ vận tải, logistics tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được dự báo sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ cùng với việc hình thành các tuyến giao thông quan trọng nối liền khu vực Đông Nam bộ và Tây Nam bộ.
"Chúng tôi đã định hướng phát triển khu vực dọc sông Thị Vải - Cái Mép đến cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu - đường vành đai 4 thành vùng công nghiệp - dịch vụ - đô thị cảng biển, tập trung các trung tâm logistics, khu thương mại tự do, cảng cạn cung cấp dịch vụ vận tải kho bãi gắn với hệ thống cảng biển Cái Mép - Thị Vải và sân bay quốc tế Long Thành", ông Nguyễn Văn Thọ nhấn mạnh.
Nhìn nhận về việc xây dựng Khu thương mại tự do gắn với cảng biển, ông Thomas Sim - Phó Chủ tịch cấp cao Liên đoàn Giao nhận Vận tải Quốc tế (FIATA) - cho rằng, sự thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại là rất quan trọng đối với nền kinh tế thế giới. Từ khi có container là thay đổi vận chuyển hàng hóa thế giới. Thế giới đang đi con đường vững chắc bằng các công nghệ mới như AI, và đang tiến bộ một cách thần tốc.
Theo ông Thomas Sim, Khu thương mại tự do (Ftz) là khái niệm thú vị mang đến những giá trị gia tăng. "Tôi vui mừng khi nhận thấy và khuyến khích Bà Rịa - Vũng Tàu xây dựng kỹ năng quan trọng cho người lao động, đây là yếu tố tạo sự thành công của Ftz và cũng là điểm kết nối với cụm logistics thế giới”- ông Thomas Sim bày tỏ.
Từ đó, ông Thomas Sim nhận định rằng, Bà Rịa - Vũng Tàu có đầy đủ các yếu tố để có thể xây dựng một khu thương mại tự do. Tuy nhiên, việc vận hành chính sách, thay đổi tư duy vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng vẫn có thể vượt qua.
Thông tin về chính sách phát triển logistics của Việt Nam, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết: Bộ Công Thương đang phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng chiến lược phát triển logistics trong 10 năm tới dự kiến sẽ ban hành trong năm 2024. Bên cạnh đó, các bộ, ngành có liên quan có các chính sách thúc đẩy phát triển hạ tầng, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, hỗ trợ địa phương…
Với các địa phương trong khu vực Đông Nam bộ, ông Trần Thanh Hải đề xuất một số gợi ý để thúc đẩy phát triển liên kết logistics vùng. Đó hoàn thiện chính sách hạ tầng, trong đó nhận thức đúng đắn về vai trò logistics là ngành trọng điểm trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương để xác định tầm nhìn rõ ràng; đầu tư hạ tầng kết nối tạo hệ sinh thái hỗ trợ vận chuyển tốt hơn; tăng tính liên kết đến các khu vực xung quanh như Tây Nam bộ, Tây Nguyên và các quốc gia lân cận để phát huy thế mạnh.
Bên cạnh đó, các tỉnh cần có chính sách thông thoáng, cải cách thủ tục hành chính tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp logistics phát triển.
Hà Duyên
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|