Thanh khoản là gì?
Thanh khoản (tiếng anh: Liquidity), là một khái niệm trong lĩnh vực tài chính, chỉ mức độ lưu động (hay còn gọi là tính lỏng) của một sản phẩm/tài sản bất kì có thể được mua vào hoặc bán ra trên thị trường mà giá thị trường của nó không bị ảnh hưởng nhiều.
Hiểu một cách đơn giản, tính thanh khoản là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản hoặc một sản phẩm.
Ví dụ tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất bởi nó có thể dùng để “bán” (đổi lấy hàng hóa/dịch vụ) mà giá trị hầu như không thay đổi. Còn các tài sản khác như bất động sản, nhà máy, máy móc... có tính thanh khoản thấp hơn vì để chuyển đổi các tài sản này thành tiền mặt phải mất một thời gian rất dài.
Xếp loại các tài sản theo tính thanh khoản
Căn cứ vào khái niệm, trong kế toán đặc tính được sắp xếp từ cao tới thấp cụ thể như sau:
Tiền mặt: Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, nhu cầu sử dụng liên tục, lưu thông liên tục.
Đầu tư trong ngắn hạn: Đây là loại tài sản có tính thanh khoản thứ nhì vì có tỷ lệ chấp nhận đổi ra tiền mặt khá cao
Khoản phải thu: Khoản phải thu này tương đương với các khoản ứng trước và phụ thuộc vào thời hạn thanh toán khác nhau. Có nhiều trường hợp các khoản phải thu này kéo dài lên đến vài năm.
Ứng trước ngắn hạn: Các khoản ứng trước từ trong các ngành nghề khác nhau cũng là một loại tài sản có tính thanh khoản cao hơn hàng hóa tồn kho.
Hàng tồn kho: Đây được xem là nhóm tài sản có tính thanh khoản thấp nhất. Vì sao? Vì khi các tài sản này khi bán được cần phải trải qua rất nhiều các quy trình như: kiểm kê, vận chuyển, phân phối, công nợ.
Ý nghĩa của tính thanh khoản
Hoạt động đánh giá tình hình thanh khoản của tài sản mang lại những lợi ích đối với không chỉ các nhà cung cấp, nhà đầu tư hay ngân hàng mà còn giúp chính doanh nghiệp đó nắm được tình hình thanh toán của mình. Từ đó, đề ra những kế hoạch và hướng quản trị tài chính tốt nhất.
Đối với doanh nghiệp
Trong một doanh nghiệp việc đánh giá tính thanh đóng một vai trò rất quan trọng đối với tình hình tài chính. Cụ thể:
Thể hiện tính thanh khoản của công ty từ đó bộ máy tổ chức có thể nhận thấy các vấn đề và đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất.
Giúp doanh nghiệp phát hiện ra các vấn đề tiềm ẩn và giải quyết dứt điểm. Từ đó, đảm bảo các khoản vay được thanh toán đúng theo kỳ hạn đồng thời giữ vững niềm tin trong mắt các nhà đầu tư và các đối tác.
Đội ngũ lãnh đạo sẽ đưa ra các phương án quản trị phù hợp giúp tối ưu nguồn tài chính, tăng tính thanh khoản. Điều này nhằm nâng cao dòng tiền lành mạnh và linh hoạt, để phát triển khi có cơ hội và tiết kiệm cần thiết khi tình hình trở nên khó khăn.
Thông qua việc đưa các phương án quản trị phù hợp từ đội ngũ lãnh đạo, có thể giúp doanh nghiệp tăng tính thanh khoản và tối ưu nguồn tài chính. Khi tình hình doanh nghiệp trở nên khó khăn, việc nhận biết tính thanh khoản này sẽ giúp tiết kiệm và tạo cơ hội để phát triển nhằm nâng cao dòng tiền lành mạnh cho doanh nghiệp.
Đối với ngân hàng, các chủ nợ và nhà đầu tư của doanh nghiệp
Đối với các nhà đầu tư, ngân hàng và chủ nợ của doanh nghiệp, việc đánh giá tính thanh khoản của doanh nghiệp đó đem lại một số ý nghĩa nhất định như sau:
Đánh giá được tình hình thanh khoản của một đơn vị tổ chức sẽ giúp các bên cho vay, đầu tư có thể nhận biết được các rủi ro về mặt thanh khoản của doanh nghiệp. Từ đó có thể cân nhắc và đưa ra quyết định có nên cho vay, đầu tư không.
Nếu doanh nghiệp đang có khoản nợ với ngân hàng, phải thanh lý tài sản để đáp ứng chi trả cho khoản nợ đó. Khi đó, ngân hàng có thể giúp doanh nghiệp bằng cách cho vay thông qua hình thức thế chấp tài sản đó.
Dựa vào chỉ số thanh khoản này mà các nhà đầu tư có thể nhận biết được có nên đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không.
Diệp Quỳnh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|