Thanh Hóa cơ bản hoàn thành kế hoạh giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia

(Banker.vn) Sáng 28/8, Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG) giai đoạn 2021- 2025 đã tổ chức phiên họp trực tuyến với các địa phương để sơ kết tình hình triển khai thực hiện các CTMTQG từ năm 2021 đến nay và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa kiểm tra tiến độ thi công các công trình trọng điểm

Vietjet muốn mở đường bay mới qua Cảng hàng không Thọ Xuân

Tập đoàn Năng lượng Gulf Thái Lan muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Thanh Hóa

Tiên Sơn Thanh Hóa (AAT) bất ngờ đổi phương án huy động vốn, từ phát hành trái phiếu sang cổ phiếu

Thanh Hóa cơ bản hoàn thành giao kế hoạch giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia
Thanh Hóa cơ bản hoàn thành giao kế hoạch giải ngân vốn

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương đã phân bổ, giao các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương thực hiện các CTMTQG giai đoạn 2021- 2023 là trên 83.616 tỷ đồng. Trong đó vốn đầu tư công trên 48.216 tỷ đồng; kinh phí sự nghiệp 35.379 tỷ đồng. Việc cân đối nguồn lực từ ngân sách Trung ương trong trong các năm của giai đoạn 2021-2023 cơ bản đáp ứng tiến độ, phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Phát biểu thảo luận tại Hội nghị, ông Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết: Theo số liệu thống kê đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản hoàn thành giao kế hoạch vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 của 3 CTMTQG với tổng số vốn là trên 5.030 tỷ đồng, giao kế hoạch giai đoạn 2021-2023 là trên 4.217 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển là trên 2.586 tỷ đồng và vốn sự nghiệp là trên 1.630 tỷ đồng. Từ năm 2022 đến nay, Thanh Hóa đã giải ngân đạt 49% kế hoạch vốn đầu tư phát triển, 16% kế hoạch vốn sự nghiêp.

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Thanh Hóa ước còn 3,49%, bình quân giai đoạn 2022 - 2023 (theo chuẩn mới giai đoạn 2022 - 2025) giảm 1,65%/năm, cao hơn so với mục tiêu kế hoạch (giảm bình quân 1,5%/năm); tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 giảm 7,33%, vượt 4,33% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh; thêm 5 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM)… Để đạt được những kết quả quan trọng, đó là nhờ vào sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành địa phương.

Để tạo điều kiện cho các địa phương thực hiện có hiệu quả các CTMTQG giai đoạn 2021-2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đề xuất, kiến nghị một số vấn đề, đó là: Đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2021-2025 cho phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng hoàn thành mục tiêu, kế hoạch xây dựng NTM của các địa phương tại Quyết định số 263/QĐ-TTg, ngày 22-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt CTMTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, tạo động lực phấn đấu, thi đua trong thực hiện Chương trình, nhất là các xã thuộc khu vực miền núi.

Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu thực hiện đăng nhập dữ liệu trên hệ thống quốc gia về đầu tư công các CTMTQG theo hướng kế thừa các dữ liệu cũ, chỉ cập nhật các dữ liệu mới và hạn chế thay đổi biểu mẫu, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong quá trình thực hiện.

Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành văn bản quy định cách xác định “người lao động có thu nhập thấp” trong khi thực tế các huyện miền xuôi hộ nghèo, cận nghèo chủ yếu là người không có khả năng lao động…

Kiều Vượng

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán