Tháng 5 về bên ngôi nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(Banker.vn) Ngôi nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Phủ Chủ tịch là nơi Bác ở trong nhữngnăm cuối đời đã trở thành một biểu tượng của phong cách và đạo đức Hồ Chí Minh.
Hà Nội: Triển lãm “Sưu tập chữ ký và bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945 – 1969” Xúc động gặp lại nhân chứng lịch sử trong bức ảnh chụp cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lịch sử của ngôi nhà sàn bắt đầu từ khi tháng 3 năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh có chuyến đi thăm huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, thấy đời sống nhân dân đã được nâng lên, đồng bào đã có thêm nhiều nếp nhà mới, Bác rất vui và nói với đồng chí Vũ Kỳ là thư ký và đồng chí Kháng là bảo vệ cho Bác rằng, nhiều lần Trung ương Đảng đề nghị làm cho Bác nhà mới, theo Bác nên làm 1 ngôi nhà nhỏ ở bên kia bờ ao cá theo kiểu của đồng bào Việt Bắc. Bác cho mời kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh đến và nói rõ ý định làm nhà sàn để cho kiến trúc sư thể hiện trong bản vẽ thiết kế. Bác nói: Nhà làm nhỏ, chỉ vừa đủ cho 1 người ở, gỗ làm nhà làm bằng gỗ thường, tầng dưới để thoáng, tầng trên có 2 phòng nhỏ, cầu thang làm rộng để hai người cùng lên một lúc, hành lang làm rộng để có thể ngồi đọc sách và tiện cho sinh hoạt.

Tháng 5 về bên ngôi nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngôi nhà sàn đã trở thành một biểu tượng của phong cách và đạo đức Hồ Chí Minh - người anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá kiệt xuất

Sau hơn 1 tháng ngôi nhà được hoàn thành, ngày 17/5/1958, Bác Hồ chính thức chuyển về ở và làm việc tại Nhà sàn. Tuy đơn sơ, giản dị, nhưng ngôi nhà sàn đã trở thành một biểu tượng của phong cách và đạo đức Hồ Chí Minh - người anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá kiệt xuất.

Tháng 5 về bên ngôi nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tấm biển ghi ngày Bác về ở tại nhà sàn

Nhà sàn Bác Hồ trong Phủ Chủ tịch là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc trong 11 năm cuối đời từ tháng 5/1958 đến tháng 8/1969, nhà sàn được xây dựng và khánh thành đúng vào dịp sinh nhật lần thứ 68 của Người (1958). Việc xây dựng nhà sàn cho Bác ở và làm việc thể hiện tình cảm và tấm lòng của Đảng và nhân dân ta đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là nguyện vọng của Người sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc, Bác về ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch, Thủ đô Hà Nội tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp cách mạng: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Tháng 5 về bên ngôi nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tầng 1 là nơi Bác chủ trì các cuộc họp Bộ Chính trị và tiếp khách

Không gian trước Nhà sàn được mở ra với một hồ nước mát rộng 3.320m2, đó chính là ao cá Bác Hồ với đủ loại: Chép, trắm, trôi, mè, rô phi… Sinh thời Bác, sau giờ làm việc hàng ngày Bác Hồ thường chăm sóc cây trên vườn, cá trong ao. Hài hòa với khung cảnh thiên nhiên, ngôi nhà sàn của Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch trở nên hết sức gần gũi và quen thuộc với mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là với đồng bào vùng núi phía Bắc.

Tháng 5 về bên ngôi nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tháng 5 về bên ngôi nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Phòng làm việc và phòng nghỉ của Bác trên tầng 2, vẫn vẹn nguyên như lúc sinh thời của Người
Tháng 5 về bên ngôi nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cây vú sữa đồng bào miền Nam tặng Người nay đã cao toả bóng mát

65 năm qua, kể từ ngày Bác Hồ về ở và làm việc tại ngôi nhà sàn gỗ, trong 11 năm, Bác đã cùng tập thể Bộ Chính trị lãnh đạo cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tháng 5 về bên ngôi nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đồng bào cả nước và du khách quốc tế đến với nhà sàn- ngôi nhà lộng gió thời đại, lộng gió bốn phương như lời Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết.

Công tác bảo vệ bảo quản, giữ gìn các di tích, tài liệu hiện vật và môi trường cảnh quan, vườn cây, ao cá Khu Di tích vẫn được thực hiện chu đáo như khi sinh thời Bác, làm cho mỗi người khách khi vào tham quan nơi đây đều như thấy lại hình bóng Bác Hồ - lãnh tụ vĩ đại, nhà văn hoá lớn vẫn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Quang Lộc

Theo: Báo Công Thương