Công ty CP Tập đoàn FLC (UPCoM: FLC) vừa công bố thông tin về việc bà Nguyễn Thu Hiền xin từ nhiệm khỏi vị trí thành viên Ban kiểm soát chỉ sau 8 tháng nhậm chức. Bà Hiền, người có trình độ cử nhân ngân hàng, được bầu vào Ban kiểm soát trong Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường ngày 20/2/2024, thay thế hai thành viên từ nhiệm trước đó. Đơn từ nhiệm của bà Hiền sẽ được trình cổ đông thông qua tại ĐHĐCĐ bất thường vào ngày 15/10/2024.
Tập đoàn FLC: Đơn từ nhiệm dồn dập trước thềm ĐHĐCĐ |
Trước đó, FLC đã chứng kiến hàng loạt sự thay đổi trong ban lãnh đạo. Bà Trần Thị Hương, ông Ngô Đặng Hoàng Anh và bà Vũ Đặng Hải Yến cũng đồng loạt từ nhiệm khỏi HĐQT. Bà Vũ Đặng Hải Yến gia nhập FLC vào tháng 11/2016 và từng đảm nhiệm vai trò Phó tổng giám đốc kiêm trưởng ban pháp chế. Bà Yến là nhân sự gắn bó lâu năm với FLC, từng giữ các vị trí quan trọng tại FLC Faros (ROS) và FLC Stone (AMD). Tương tự, bà Trần Thị Hương từng được bổ nhiệm vào vị trí Phó tổng giám đốc từ tháng 12/2022 và chỉ giữ chức vụ thành viên HĐQT trong thời gian ngắn trước khi từ nhiệm vào tháng 5/2024.
Liên quan đến vụ án thao túng thị trường chứng khoán gây chấn động do cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết đứng đầu. Tháng 8/2024, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án ông Trịnh Văn Quyết 21 năm tù, gồm 3 năm tù về tội thao túng thị trường chứng khoán và 18 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong phiên xét xử, ông Quyết cùng 24 đồng phạm bị cáo buộc đã chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng từ các nhà đầu tư thông qua các giao dịch chứng khoán gian lận.
Cụ thể, ông Quyết và các bị cáo đã thao túng giá cổ phiếu của FLC và FLC Faros (ROS), đồng thời thực hiện hàng loạt giao dịch nội gián nhằm trục lợi cá nhân. Tòa án sơ thẩm xác định rằng ông Quyết đã lừa đảo và thao túng cổ phiếu với mục đích thu lợi bất chính, gây thiệt hại nặng nề cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Hai em gái của ông Quyết, bà Trịnh Thị Minh Huế và bà Trịnh Thị Thúy Nga, cũng bị kết án với vai trò đồng phạm, chịu mức án lần lượt là 14 năm và 8 năm tù.
Sau khi bị kết án, ông Quyết cùng hai em gái đã nộp đơn kháng cáo, xin giảm nhẹ mức hình phạt và trách nhiệm dân sự. Các bị cáo cho rằng hình phạt tòa sơ thẩm tuyên quá nặng, đồng thời đề nghị xem xét lại các khoản bồi thường thiệt hại cho các nhà đầu tư. Cụ thể, tòa sơ thẩm đã yêu cầu ông Quyết và các đồng phạm phải liên đới bồi thường hơn 1.700 tỉ đồng cho các nhà đầu tư bị thiệt hại từ giao dịch gian lận.
Không chỉ riêng gia đình ông Quyết, nhiều bị cáo khác cũng đã kháng cáo, trong đó có ông Trần Thế Anh, cựu Phó tổng giám đốc FLC Faros, và ông Đỗ Như Tuấn, cựu Tổng giám đốc Công ty FLC Faros. Các bị cáo này xin được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và đề nghị được cải tạo tại địa phương.
Đáng chú ý, trong vụ án này, nhiều bị hại là các nhà đầu tư cũng đã nộp đơn kháng cáo, yêu cầu xác định lại số tiền bồi thường và xem xét một số nội dung trong bản án sơ thẩm. Tòa sơ thẩm đã quyết định bồi thường 7.215 đồng cho mỗi cổ phiếu ROS, trong khi 5 mã cổ phiếu khác liên quan đến FLC không có căn cứ để bồi thường, gây ra nhiều tranh cãi.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) bổ nhiệm ông Lê Mạnh Cường làm Phó Tổng Giám đốc Ngày 17/9, Petrovietnam bổ nhiệm ông Lê Mạnh Cường - Tổng Giám đốc PTSC, giữ chức Phó Tổng Giám đốc PVN. Ông Cường đã có ... |
Tập đoàn FLC: Sự rút lui của một nhân vật chủ chốt trước thềm ĐHĐCĐ bất thường Ngày 30/9, bà Vũ Đặng Hải Yến đã nộp đơn từ nhiệm khỏi vị trí Phó Chủ tịch Thường trực và Thành viên HĐQT Tập ... |
Tuấn Tú