Tăng trưởng quý 3 vượt dự báo, Việt Nam sẵn sàng hoàn thành mục tiêu kinh tế 2024

(Banker.vn) Với đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 3 và dự báo tích cực cho quý 4, mục tiêu kinh tế đạt tăng trưởng 6,5 - 7% trong năm 2024 đang nằm trong tầm tay của Việt Nam.

Trong quý 3/2024, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt mức 7,40%, cao hơn so với kỳ vọng ban đầu. Mặc dù nhiều địa phương ở phía Bắc chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3, nền kinh tế vẫn duy trì được đà tăng trưởng mạnh nhờ vào sự phục hồi của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành dịch vụ.

mục tiêu tăng trưởng 6,5 - 7% cho cả năm 2024 hoàn toàn khả thi. (Ảnh minh họa)
Mục tiêu tăng trưởng 6,5 - 7% cho cả năm 2024 hoàn toàn khả thi. (Ảnh minh họa)

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, một số ngành công nghiệp đạt chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cao như: sản xuất giường tủ bàn ghế (tăng 24,7%), dệt may (tăng 12,8%), da giày (tăng 11,6%) và sản xuất điện tử (tăng 9,1%). Sự gia tăng này chủ yếu do nhu cầu quốc tế phục hồi và chuỗi cung ứng toàn cầu được cải thiện, góp phần đưa ngành công nghiệp chế biến chế tạo trở lại vị trí động lực chính của nền kinh tế.

Ngành dịch vụ cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ, nhờ vào sự tăng trưởng của ngành du lịch với hơn 12,7 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 9 tháng đầu năm, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023.

Tăng trưởng kinh tế trong 9 tháng đầu năm 2024 còn được thúc đẩy bởi sự ổn định của ngành nông nghiệp, đóng vai trò cột trụ quan trọng trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra, hoạt động thương mại quốc tế sôi động, đặc biệt là xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ và EU, đã tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế.

Bên cạnh đó, tiêu dùng trong nước cũng đóng góp quan trọng vào tăng trưởng. Các chính sách kích cầu như giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT), hỗ trợ người tiêu dùng và doanh nghiệp đã giúp tăng cường sức mua nội địa.

Ngoài ra, thu hút vốn FDI đã tăng trở lại, khi các nhà đầu tư nước ngoài ổn định sản xuất và mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Các hoạt động đối thoại kinh tế, đặc biệt với Mỹ và Úc, mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và thương mại, tạo động lực cho tăng trưởng trong những năm tiếp theo.

Dù đạt được những kết quả tích cực, nền kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt với một số thách thức như sự bất ổn của kinh tế toàn cầu và xu hướng bảo hộ thương mại. Hoạt động du lịch dù phục hồi nhưng chưa đạt kỳ vọng, và nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn về thị trường, vốn và pháp lý.

Tuy vậy, theo bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, mục tiêu tăng trưởng 6,5 - 7% cho cả năm 2024 hoàn toàn khả thi. Để đạt được mức tăng trưởng này, cần phải thúc đẩy tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, đặc biệt là các dự án hạ tầng giao thông. Chính phủ cũng cần tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và duy trì mức tỷ giá hối đoái ổn định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt khoảng trên 7%

Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh mục tiêu phấn đấu đạt tăng trưởng GDP cả ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45 tại Lào

Sáng ngày 8/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã lên đường tới Lào tham dự Hội nghị ...

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp theo Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ

Ngày 4/10/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1100/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Đổi mới và ...

Hoàng Nguyễn

Hoàng Nguyễn

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục