Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 – 2023 qua 5 biểu đồ phác thảo

(Banker.vn) Mặc dù sức sản xuất và đầu tư tại các nền kinh tế tiên tiến (AEs) được dự báo sẽ quay trở lại xu hướng trước đại dịch vào năm tới, nhưng đối với các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi (EMDEs) vẫn gặp nhiều khó khăn do tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn, các chính sách thắt chặt tài chính - tiền tệ và cả “vết sẹo sâu” do đại dịch để lại.

Trong năm 2021, GDP toàn cầu được kỳ vọng tăng lên mức 5,5%, tuy nhiên do COVID-19 tiếp tục bùng phát, hỗ trợ tài chính bị cắt giảm..., tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ giảm rõ rệt khoảng 4,1% vào năm 2022. 

Hàng loạt các rủi ro sụt giá khác nhau bao gồm sự gián đoạn kinh tế xảy ra cùng lúc do biến thể Omicron phát tán, gây tắc nghẽn nguồn cung kéo dài, giảm lạm phát kỳ vọng, biến động tài chính, khủng hoảng liên quan đến khí hậu và sự suy yếu của các động lực tăng trưởng dài hạn.

Điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác toàn cầu nhằm thúc đẩy triển khai vắc xin an toàn và hiệu quả một cách nhanh nhất, công bằng nhất; hiệu chỉnh các chính sách về sức khỏe và kinh tế, tăng cường các chương trình giãn nợ tại các nước nghèo và chi phí giải quyết biến đổi khí hậu tăng cao.

1. Tăng trưởng toàn cầu dự kiến chậm lại vào năm 2022 - 2023

Tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ chậm lại rõ rệt bởi những khó khăn trong giai đoạn phục hồi sản xuất hàng tiêu dùng, các khoản đầu tư mất dần và các gói hỗ trợ nền kinh tế bị rút lại. Trong giai đoạn này, sự suy giảm toàn cầu phần lớn do các nền kinh tế lớn gây ra, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia EMDEs.

2. EMDEs dự đoán phục hồi yếu hơn so với các nền kinh tế tiên tiến

Hình ảnh cho thấy sự chênh lệch phần trăm giữa các dự báo cũ và mới nhất được công bố trong ấn bản tháng 1/2020 của báo cáo Global Economic Prospects. Nguồn: World Bank.

Ngược lại với các nền kinh tế tiên tiến, hầu hết các EMDEs được dự đoán sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch, với quỹ đạo tăng trưởng không đủ mạnh để quay trở lại mức đầu tư hoặc sản xuất như trước đại dịch trong giai đoạn 2022-2023.

3. Lạm phát toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm nay

Hình ảnh cho thấy Ước tính đồng thuận về lạm phát toàn phần sử dụng CPI bình quân trong giai đoạn năm 2021-2022, dựa trên các cuộc khảo sát tháng 12/2021 và tháng 5/2021 của 32 nền kinh tế tiên tiến và 50 EMDEs. Nguồn: Consensus Economics, World Bank.

Lạm phát bị đẩy lên cao ở nhiều quốc gia do sự phục hồi hoạt động toàn cầu, cùng với sự gián đoạn nguồn cung và giá thực phẩm, năng lượng tăng cao. Hơn một nửa quốc gia EMDEs xảy ra tình trạng lạm phát toàn phần vào năm 2021, khiến các NHTW phải tăng chính sách lãi suất. Ước tính lạm phát bình quân toàn cầu sẽ tiếp tục tăng vào năm 2022.

4. Nền kinh tế bị gián đoạn nghiêm trọng do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron là nguyên nhân chính gây ra rủi ro đối với tăng trưởng ngắn hạn

Các đường màu vàng cho thấy phạm vi bất lợi mà các nền kinh tế (18 quốc gia AEs cà 22 quốc gia EMDEs) phải đối mặt với một loạt cú sốc đại dịch không thể lường trước, với quy mô từ khoảng 1/10 đến 2/3 so với quy mô nửa đầu năm 2020. Nguồn: Oxford Economics, World Bank.

Sự suy giảm tăng trưởng toàn cầu từ năm 2020 đến năm 2022 có thể thấy rõ ràng hơn khi Omicron lây lan nhanh chóng, lấn át các hệ thống y tế và lần nữa phải thắt chặt các biện pháp kiểm soát đại dịch ở các nền kinh tế lớn. Những gián đoạn kinh tế do Omicron gây ra có thể làm giảm tăng trưởng toàn cầu hơn nữa trong năm nay, dự đoán từ 0,2 – 0,7% tùy thuộc vào các giả định cơ bản.

5. Hợp tác toàn cầu và các chính sách hiệu quả từ các quốc gia rất cần thiết để giải quyết nguy cơ về chi phí liên quan đến thảm họa thời tiết và khí hậu

Hình ảnh cho thấy tổng thiệt hại về kinh tế liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hiểm họa về thời tiết, khí hậu và nguồn nước. Các nguy cơ này có liên quan đến các sự kiện tự nhiên, vật lý địa chất, khí tượng học, khí hậu, thủy học và sinh học. Nguồn: EM-DAT, CRED/UCLouvain, https://www.emdat.be; World Bank.

Các thảm họa tự nhiên và các vấn đề liên quan đến khí hậu cũng có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phục hồi của EMDEs. Hợp tác toàn cầu là cần thiết để đẩy nhanh tiến độ đạt được các mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và giảm thiểu các chi phí về kinh tế, y tế và xã hội do biến đổi khí hậu gây ra. Nhiều chi phí trong số đó phát sinh với tỷ lệ không cân bằng bởi các nhóm dân số dễ bị tổn thương.

Cộng đồng quốc tế cũng có thể giúp đỡ bằng cách mở rộng quy mô ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường đầu tư xanh và tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi năng lượng xanh tại nhiều quốc gia EMDEs. Các hoạt động chính sách quốc gia cũng có thể được điều chỉnh để thúc đẩy đầu tư vào năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng cũng như phát triển công nghệ. Ngoài ra, các nhà hoạch định chính sách có thể ưu tiên các cải cách thúc đẩy tăng trưởng nhằm tăng cường khả năng ứng biến bởi các khủng hoảng liên quan đến khí hậu trong tương lai.

Minh Ngọc

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính và Tiền tệ 

Theo: Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ