Tăng trần giá vé máy bay: Doanh nghiệp du lịch nội địa như "ngồi trên đống lửa"

(Banker.vn) Việc tăng giá trần vé có thể khiến các hãng hàng không bội thu khi mùa cao điểm du lịch hè đang đến rất gần. Thế nhưng, ngược lại, các doanh nghiệp lữ hành, khai thác tuyến du lịch nội địa lại "cười như mếu" đứng ngồi không yên tìm cách xoay sở trong khó

Ngày 1/3, Thông tư 34/2023 của Bộ GTVT bổ sung một số điều của Thông tư 17/2019 điều chỉnh tăng trần giá vé máy bay chính thức có hiệu lực.

Việc tăng giá trần vé có thể khiến các hãng hàng không như Vietnam Airline (HOSE: HVN), Vietjet Air (HOSE: VJC)...bội thu khi mùa cao điểm du lịch hè đang đến rất gần. Thế nhưng, ngược lại, các doanh nghiệp lữ hành, khai thác tuyến du lịch nội địa lại "cười như mếu" đứng ngồi không yên tìm cách xoay sở trong khó khăn để giữ chân khách.

Tăng trần giá vé máy bay:
Doanh nghiệp du lịch nội địa như
Tăng giá trần vé máy bay khiến nhiều hãng lữ hành nội địa cân lại bài toán giá để giữ chân khách nội địa - Ảnh: Cao Hoài An


Tăng chất lượng dịch vụ giữ chân khách

Trần giá vé máy bay nội địa tăng khiến các công ty du lịch tập trung vào việc đa dạng dịch vụ nhằm mang đến cho du khách những trải nghiệm xứng đáng với chi phí bỏ ra.

Theo chia sẻ của nhiều doanh nghiệp du lịch lớn tại TP.HCM, việc Bộ Giao thông Vận tải áp dụng khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa, có hiệu lực từ đầu tháng 3/2024 với khung giá trần mới các đường bay từ 500km đến 1.280km trở lên có mức tăng từ 2,27% - 6,67% tương đương tăng từ 50.000 đồng - 250.000 đồng so với giá vé cũ, đã phần nào làm chi phí tour tăng cao hơn vì giá vé máy bay chiếm khoảng 30% chi phí các tour du lịch nội địa.

Tuy nhiên, đại diện các đơn vị lữ hành lớn như Vietravel (VTR - Upcom) BenThanh Tourist (BTV - Upcom), TSTtourist… đều khẳng định, việc tăng trần giá vé máy bay không ảnh hưởng nhiều tới giá tour. Vì giá đoàn của các hãng dành cho các công ty du lịch đều theo tiêu chí mùa kinh doanh như mùa thấp điểm, mùa cao điểm hè, mùa lễ tết… “Do đó, việc có áp giá hay không áp giá trần thì cũng không ảnh hưởng quá nhiều”, bà Huỳnh Phan Phương Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Vietravel, nói và cho biết thêm những khách hàng không có kế hoạch trước thì giá sẽ tăng theo mức giá cao hơn.

Đồng quan điểm, bà Trần Phương Linh, Giám đốc Tiếp thị - Công nghệ thông tin Công ty BenThanh Tourist, chia sẻ, việc tăng giá trần vé máy bay dẫn đến du khách ít mặn mà với các tour du lịch trong nước di chuyển bằng đường hàng không. Thay vào đó, du khách có thể lựa chọn các tour du lịch nước ngoài, đặc biệt là các tour du lịch các nước Đông Nam Á có mức giá tương đương hoặc chỉ chênh lệch một vài triệu đồng.

Đây cũng là lý do khiến các công ty du lịch tập trung vào việc đa dạng dịch vụ nhằm mang đến cho du khách những trải nghiệm xứng đáng với chi phí bỏ ra. Chẳng hạn như tại BenThanh Tourist, các dịch vụ trong đường tour (bao gồm lưu trú, điểm tham quan, trải nghiệm ẩm thực…) đều được công ty chú trọng nâng cấp, khách hàng vì thế có nhiều thời gian trải nghiệm và cảm nhận dịch vụ hơn trước đây.

Tăng trần giá vé máy bay:
Doanh nghiệp du lịch nội địa như

Du khách book tour tại BenThanh Tourist -

Ảnh: Chí Kiên

Nỗi lo khách giảm "bay"

Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Mẫn, Giám đốc Truyền thông - Marketing, Công ty TST Tourist cho rằng, việc tăng trần giá vé máy bay nội địa ở các chặng đường dài giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn và trải nghiệm cho hành trình du lịch. Theo ông Mẫn, hiện nay ngành đường sắt cũng đưa vào khai thác các toa tàu giường nằm hiện đại, nhiều tiện ích cho hành khách, đạt chất lượng “5 sao”. Đặc biệt, đội ngũ tiếp viên phục vụ trên tàu “5 sao” được tuyển chọn kỹ lưỡng từ những nhân viên có kinh nghiệm, thông thạo ngoại ngữ.

“Khách đi du lịch nội địa từ đó có thêm nhiều lựa chọn về phương tiện, lộ trình… cho chuyến du lịch”, ông Mẫn nói và cho biết thêm mỗi hành trình đều mang lại những trải nghiệm mới lạ, thú vị và hấp dẫn vì cảnh sắc Việt Nam luôn luôn đẹp và thay đổi ở mỗi địa phương.

Thêm vào đó, các điểm du lịch có cự ly từ 300km -500km tính từ hai đầu Bắc - Nam là Hà Nội và TP.HCM, với mạng lưới cao tốc đường bộ đã hoàn thiện và đi qua tất cả các điểm du lịch nổi tiếng, thì khách du lịch nội địa có thêm lựa chọn thay vì chỉ bằng đường hàng không và đường tàu hoả.

Để tránh tình trạng du lịch “thua trên sân nhà” do giá vé máy bay, các công ty du lịch cho rằng vào mùa cao điểm hè, dịp lễ tết…,ngành hàng không và ngành du lịch có thể “bắt tay” để xây dựng cơ chế giá phù hợp (khuyến mại, ưu đãi, tặng quà....), đủ sức kích thích nhu cầu du lịch nội địa của người dân vì nếu giá vé máy bay tăng cao, các công ty du lịch rất khó để thiết kế các sản phẩm tour giá tiết kiệm.

Trước thông tin về giá vé trần ảnh hưởng không nhỏ đến khai thác khác du lịch nội địa kỳ vọng lớn vào cao điểm du lịch hè 2024. Tuy nhiên, hậu Covid 19 với sự hồi phục của các ngành và mở cửa thị trường du lịch quốc tế, cổ phiếu ngành du lịch đang ở chu kỳ tạo đáy dài hạn và phục hồi cùng với sự khởi sắc chung của chứng khoán Việt Nam gần đây.

Cụ thể, VTR tạo đáy và đi ngang vùng 18.800 -20.000 đ/cổ phiếu vào tháng 11.2023, sau đó tăng lên vùng 25.500/cổ phiếu. Kết phiên 8/3/2024, cùng với áp lực bán chung của thị trường, VTR giảm nhẹ 0.8% đạt mức 23.800đ/CP.

Với cổ phiếu của BenThanh tourist (BTV- Upcom) cổ phiếu vẫn đang ở vùng đáy 5 năm. Kết phiên ngày 8/3/2024, cổ phiếu đang ở mức tham chiếu đạt 12.000đ/CP.

CHÍ KIÊN

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục