Tăng hỗ trợ, cập nhật thông tin cho doanh nghiệp về hiệp định thương mại tự do (FTA)

(Banker.vn) Các doanh nghiệp rất mong muốn tìm được chuyên gia tư vấn để cập nhật thông tin về hiệp định thương mại tự do (FTA) một cách hiệu quả nhất.
Hướng dẫn tìm hiểu thông tin doanh nghiệp tại Senegal Tra cứu thông tin doanh nghiệp tại thị trường Algeria

Việc thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều cam kết tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư đã mang lại “làn gió mới” tích cực cho nền kinh tế Việt Nam. Nổi bật là xuất nhập khẩu của với nhiều thị trường được duy trì và tăng trưởng khả quan, ngay cả trong thời điểm thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng của dịch bệnh và biến động địa chính trị.

Bên cạnh đó, các thị trường xuất khẩu cũng liên tục có những quy định, những yêu cầu mới và điều này đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp cũng cần phải có nguồn nhân lực hiểu biết tốt, nắm bắt, cập nhật thông tin về thị trường, ở góc độ doanh nghiệp, bà Lê Thị Hằng - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Cà phê Detech đã có những chia sẻ về những giải pháp, đề xuất của doanh nghiệp để vượt qua khó khăn, tiếp cận thị trường.

Thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu đến rất nhiều các thị trường quốc tế và sản phẩm hàng hóa của chúng ta đã có mặt tại nhiều nơi khác nhau, đặc biệt những thị trường mà Việt Nam có các FTA. Tuy nhiên, các thị trường xuất khẩu cũng liên tục có những quy định, những yêu cầu mới và điều này đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp cũng cần phải có nguồn nhân lực hiểu biết tốt, nắm bắt, cập nhật thông tin về thị trường. Với Công ty CP Cà phê Detech, bà có thể chia sẻ doanh nghiệp đã giải quyết vấn đề này như thế nào và doanh nghiệp tìm kiếm các chuyên gia về xuất nhập khẩu cũng như thực thi FTA từ đâu và có khó khăn thuận lợi như thế nào trong quá trình này?

bà Lê Thị Hằng - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cà phê Detech
Bà Lê Thị Hằng - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cà phê Detech

Về phía Công ty CP Cà phê Detech chúng tôi đã xuất khẩu trực tiếp sang thị trường châu Âu. Với FTA, doanh nghiệp cũng gặp phải những khó khăn về tìm kiếm các chuyên gia để đào tạo cho đội ngũ nhân sự bộ phận xuất nhập khẩu. Thực tế, trong quá trình làm việc, bộ phận nhân sự chỉ có thể nắm bắt được về các chuyên môn thực hiện các hợp đồng, giao dịch, tư vấn cho khách hàng.

Ở góc độ doanh nghiệp, chúng tôi cũng đang tìm kiếm các chuyên gia có kinh nghiệm từ FTA để có thể tư vấn cho đội ngũ nhân sự. Từ đó doanh nghiệp có thể có những biện pháp quản lý rủi ro, đặc biệt là các FTA liên quan đến cả quy định về lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ và ba lĩnh vực này rất quan trọng.

Đó là những thách thức, khó khăn doanh nghiệp nhìn thấy được từ các FTA. Khi mà doanh nghiệp được chuyên gia tập huấn thì chúng tôi cũng có được sự thuận lợi là đầu ra của doanh nghiệp, đặc biệt là sản phẩm chế biến sâu như rang xay chứ không phải nguyên liệu thô xuất khẩu sẽ gia tăng được lợi nhuận, gia tăng được giá trị cho doanh nghiệp và cũng tạo sự ổn định phát triển ngành công nghiệp cà phê bền vững sang thị trường nước ngoài.

Ở góc độ doanh nghiệp, Detech trong thời gian tới sẽ có những kế hoạch và giải pháp như thế nào để có thể nâng cao hơn nữa chất lượng và số lượng của chuyên gia trong việc thực thi các FTA, qua đó tận dụng tốt hơn cơ hội mà các hiệp định này mang lại cho doanh nghiệp, thưa bà?

Công ty CP Cà phê Detech chúng tôi cũng có một kế hoạch để nắm bắt và đáp ứng được các tiêu chí của FTA đưa ra. Về góc độ nhân sự, chúng tôi cũng đề xuất có một trường đại học có những bộ phận đào tạo về xuất nhập khẩu, các bạn được đào tạo về các FTA và các bạn cũng đã có kiến thức nền tảng để khi vào doanh nghiệp, các bạn có thể có những sự hiểu biết nhất định. Đó là chiến lược mà về vấn đề nhân sự chúng tôi sẽ có kế hoạch để tuyển dụng.

Song song với đó, chúng tôi cũng tìm kiếm các nguồn đến từ các hiệp hội hoặc có sự cố vấn nguồn thông tin từ các bộ, ban, ngành để doanh nghiệp tìm kiếm đúng nguồn lực chuyên gia có chuyên môn để mời đến giảng dạy cho chính đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp, kịp thời cập nhật và áp dụng một cách có hiệu quả thực tiễn các FTA một cách tốt nhất.

Xuất khẩu cà phê Việt Nam sẽ được hưởng lợi về giá
Cà phê của Việt Nam được xuất khẩu ra nhiều thị trường

Để làm được những giải pháp này thì doanh nghiệp cần có những hỗ trợ như thế nào từ phía cơ quan quản lý cũng như địa phương, thưa bà?

Doanh nghiệp cũng có những sự đề xuất đối với cơ quan quản lý cũng như địa phương, trong đó, doanh nghiệp rất mong muốn được hỗ trợ cố vấn từ nguồn chuyên gia đến từ Bộ, ban, ngành liên quan có những buổi đến trực tiếp làm việc để hiểu doanh nghiệp và cố vấn cho doanh nghiệp một cách có hiệu quả và áp dụng một cách thực thi thực tiễn đối với các FTA.

Ngoài ra doanh nghiệp cũng đề xuất rằng, cần có một kế hoạch về quản trị rủi ro, phòng vệ thương mại đối với các FTA sớm, ngay từ khâu đầu tiên một cách có kế hoạch, ít nhất khi được cập nhật các yêu cầu từ FTA thì đã phải có một lộ trình rất rõ ràng. Như vậy, bộ phận quản lý về môi trường cũng như sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp mới nắm bắt được vấn đề này để cùng phối hợp với đối tác thực thi một cách hiệu quả.

Từ góc độ doanh nghiệp, chúng tôi cũng làm việc với mô hình của bà con nông dân và địa phương tại vùng nguyên liệu, đặc biệt ở vùng Tây Bắc để cùng tham gia cố vấn cho doanh nghiệp các nhóm ngành nghề liên quan đến cà phê để cùng phối hợp với nhau và nắm bắt ngay từ đầu vào của vùng nguyên liệu. Có như vậy, chuỗi cung ứng mới bền vững từ vùng nguyên liệu cho đến nhà máy sản xuất và đến sản phẩm đầu ra cuối cùng cho khách hàng. Từ đó, để tránh được việc phải giải quyết những công việc rủi ro cho doanh nghiệp cũng như đối tác và làm chủ chuỗi phát triển bền vững.

Theo Kế hoạch, Lễ công bố kết quả khảo sát FTA Index lần đầu tiên sẽ được Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức vào cuối năm 2023 nhằm cung cấp những kết quả thực thi các FTA và việc hỗ trợ tận dụng cơ hội từ các FTA tại các địa phương, những vướng mắc, khó khăn gặp phải.

Kết quả khảo sát sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng và thực thi các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ các FTA của các địa phương trên cả nước, từ đó góp phần hỗ trợ khai thác hiệu quả hơn các FTA trong thời gian tới.

Việc tham gia các FTA mang lại cho Việt Nam những kết quả tích cực trong thời gian qua như: thúc đẩy tăng trưởng và đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư từ các đối tác có FTA với Việt Nam, tạo động lực đổi mới. nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam... Tuy nhiên, việc tham gia các FTA thời gian qua vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn.

Xin cảm ơn bà!

Hà Hương

Theo: Báo Công Thương