Tác dụng và những lưu ý khi sử dụng dầu gió

(Banker.vn) Dầu gió có thể giúp làm giảm các triệu chứng đau cơ và cứng khớp một cách hiệu quả. Tuy nhiên trong một vài trường hợp người dùng nên cẩn thận khi dùng dầu gió.
Long An: Phát hiện một cơ sở sản xuất dầu gió giả với số lượng lớn Nhảy dây có tác dụng gì? Cây chuối hột: Những công dụng và bài thuốc quý

Dầu gió là một sản phẩm quen thuộc trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Tuy nhiên, dầu gió chỉ có hiệu quả khi sử dụng đúng cách, nếu dùng sai cách thậm chí còn gây nguy hiểm cho người dùng.

Ảnh minh họa
Lưu ý khi sử dụng dầu gió. Ảnh minh họa

Thành phần chính của dầu gió

Mỗi loại dầu gió có thể có những thành phần khác nhau, nhưng đa số các sản phẩm dầu gió có những thành phần sau:

Menthol - một chất làm mát mang lại cảm giác lạnh trên da, giúp làm tê cơn đau và giảm viêm.

Methyl Salicylate - một loại chất giảm đau và chống viêm có cấu trúc tương tự như aspirin.

Dầu khuynh diệp - một loại dầu tự nhiên có tác dụng làm mát da và có thể giúp giảm viêm.

Dầu thông - một loại dầu tự nhiên có tác dụng làm ấm da và có thể giúp tăng lưu lượng máu.

Long não - một chất sáp thường được sử dụng trong y học cổ truyền để giảm đau và viêm.

Tác dụng của dầu gió

Dầu gió có tác dụng làm đổ mồ hôi, giảm đau, giảm ho và sát trùng, thông mũi, sát trùng đường hô hấp được sử dụng hiệu quả cho các chứng bệnh như:

Cảm lạnh, cảm cúm;

Nhức đầu, sổ mũi;

Đau khớp, đau cơ bắp;

Đầy hơi, khó tiêu;

Đau dây thần kinh;

Côn trùng đốt.

Dùng dầu gió nhiều có tốt không?

Dùng dầu gió nhiều có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:

Gây xung huyết da: vì metyl salicylat là chất lỏng dễ thấm qua da, giúp giảm đau, chống tê thấp, đau cơ bắp. Khi dùng nhiều metyl salicylat có thể làm rộp da, đặc biệt là rối loạn thân nhiệt khi xoa ở diện rộng, toàn thân.

Gây tổn thương hệ hô hấp: dầu gió còn giúp thông mũi nhưng khi dùng quá liều với đặc tính kích ứng của tinh dầu sẽ gây rách vùng màng nhầy mũi, họng, gây tổn thương cho hệ hô hấp

Gây ngộ độc: thành phần dầu gió chứa eucalyptol và camphor, đặc biệt là camphor- chất độc đối với trẻ em nếu quá trình sử dụng không đúng, hấp thu nhiều vào cơ thể qua phần da trầy xước hay vô tình nuốt phải với lượng nhiều (khoảng 1g) gây tổn thương hệ hô hấp, thậm chí ngưng thở.

Cơ chế giảm đau của dầu gió

Dầu gió khi được thoa lên bề mặt da sẽ thấm qua da và đến các cơ, mô và khớp ở bên dưới. Nhiệt từ dầu gió làm cho các mạch máu giãn ra, làm tăng lưu lượng máu đến vùng cơ bị đau, tăng cường ôxy và các chất dinh dưỡng khác được truyền tới mô bị tổn thương.

Việc tăng lưu lượng máu cũng giúp loại bỏ các độc tố, như axit latic bị tích tụ trong cơ, gây đau và cứng khớp.

Nhiệt tỏa ra giúp các cơ tổn thương được thư giãn, giảm căng cứng và cải thiện sự linh hoạt của cơ, khớp. Từ đó, làm giảm co thắt, chuột rút.

Hơn nữa, nhiệt có thể kích thích sản xuất endorphin - một chất giảm đau tự nhiên của cơ thể. Endorphin giúp ngăn chặn các tín hiệu đau được truyền tới não.

Như vậy, sử dụng dầu gió có thể làm giảm đau lưng nếu biết sử dụng đúng cách.

Những lưu ý khi sử dụng dầu gió

Mặc dù dầu gió có thể là một biện pháp hiệu quả giúp giảm đau lưng nhưng cần được sử dụng một cách an toàn. Việc làm dụng dầu gió, chà xát mạnh trên da có thể dẫn đến kích ứng hoặc bỏng da.

Ngoài ra, sử dụng dầu gió không nên được sử dụng để thay thế cho các biện pháp điều trị chuyên sâu. Nhìn chung, dầu gió là một sản phẩm an toàn nhưng người sử dụng cũng cần làm theo những hướng dẫn trên nhãn và làm đúng theo chỉ dẫn.

Những trường hợp không được sử dụng dầu gió

Không thoa lên vùng da bị tổn thương hoặc bị kích ứng, vết thương hở.

Không bôi gần mắt, mũi hoặc miệng.

Không sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi, trừ khi bác sĩ cho phép.

Không thoa dầu gió nếu bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong dầu.

Không thoa dầu gió nếu là phụ nữ mang thai hoặc cho con bú (hoặc cần hỏi rõ ý kiến của bác sĩ)

Cách sử dụng dầu gió hiệu quả

Làm sạch vùng bị tổn thương: Trước khi thoa, hãy làm sạch vùng bị đau bằng xà phòng và nước, giúp loại bỏ bụi bẩn - điều có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của dầu gió.

Thoa dầu gió: Thoa một lượng nhỏ lên vùng bị ảnh hưởng. Không cần bôi quá nhiều, vì điều này có thể gây kích ứng. Massage da cho đến khi dầu được tệp hoàn toàn vào da.

Rửa tay: Sau khi thoa, hãy nhớ rửa tay thật kỹ để loại bỏ lượng dầu còn sót lại.

Chờ dầu gió phát huy tác dụng: Dầu gió thường mất khoảng 10 - 15 phút để phát huy tác dụng. Cảm thấy nóng lên ở vùng vừa được thoa dầu.

Bôi lại nếu cần thiết: Nếu cơn đau vẫn tiếp diễn, có thể thoa lại dầu tối đa bốn lần một ngày.

Dầu gió là một thành phần thông dụng trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Tuy nhiên, dầu gió chỉ có hiệu quả khi sử dụng đúng cách nếu. Vì vậy, người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi quyết định cân nhắc sử dụng.

Lê Nguyệt

Theo: Báo Công Thương