Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) |
Theo Báo cáo của Quỹ đầu tư Nextrans về thị trường khởi nghiệp, dòng vốn đầu tư năm 2021, Việt Nam là điểm đến ưa thích của 208 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động, trong đó chỉ có gần 40 quỹ đầu tư trong nước.
"Tôi đã sang Singapore khoảng 2 lần, có đăng ký một công ty bên đó để sẵn sàng gọi vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Ở Việt Nam cũng có quỹ đầu tư nhưng cách định giá khác so với nước ngoài, do vậy chúng tôi thường hướng tới các quỹ đầu tư mạo hiểm của nước ngoài hơn", ông Nguyễn Quang Thái – nhà sáng lập thương hiệu đồng hồ "made by Vietnam" Curnon chia sẻ.
Năm 2021, khi các quỹ đầu tư và startup ngày càng thích nghi với quy trình làm việc trực tuyến, hàng loạt “thương vụ” đã được chốt ngay cả trong thời điểm giãn cách xã hội để phòng, chống dịch.
Đặc biệt, trong nửa cuối năm 2021, các thương vụ gọi vốn thành công liên tiếp được công bố, gồm cả những thương vụ trăm triệu đô: Momo huy động thành công 200 triệu USD từ Mizuho, Ward Ferry, Goodwater Capital, Kora Management; VNLife (công ty sở hữu dịch vụ thanh toán VNPay) huy động hơn 250 triệu USD trong vòng Series B; Tiki có vòng tài trợ Series E trị giá 258 triệu USD do AIA dẫn đầu…
Báo cáo của DealstreetAsia cho thấy, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư mạo hiểm lên tới 2,48 tỷ USD trong năm 2021, gấp gần 24 lần so với năm 2016 (105 triệu USD) và được kỳ vọng sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những năm tới.
Còn theo báo cáo năm 2021 của Bain & Company, dự đoán Việt Nam sẽ là quốc gia có tốc độ phát triển nền kinh tế Internet nhanh nhất Đông Nam Á tính tới năm 2030 (đạt tăng trưởng quy mô thị trường gấp 11 lần hiện tại), mở ra cơ hội lớn thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư vào startup Việt.
Tuy nhiên, đa phần các quỹ đầu tư mạo hiểm hiện nay đều đến từ nước ngoài hoặc từ vốn ngoại, nên nguồn lực hỗ trợ startup ở thị trường Việt Nam còn hạn chế. Các startup cần thủ tục pháp lý khá phức tạp như thành lập công ty tại Singapore, hay làm thủ tục xin cấp phép đầu tư để nhận được vốn ngay từ giai đoạn sớm.
Không chỉ tài chính, startup còn cần hỗ trợ rất nhiều từ một hệ sinh thái như kiến thức, kinh nghiệm hay kênh phân phối, tiếp cận khách hàng, pháp lý... - là thế mạnh mà các nhà đầu tư từ Việt Nam có thể mang lại.
Trên thực tế, thị trường tài trợ vào startup tại Việt Nam vẫn đang được dẫn dắt bởi các quỹ ngoại, vì các quỹ nội hiện chưa mạnh về nguồn lực, công nghệ. Quỹ nội hiện chưa có nhiều và chưa có quy mô lớn; số lượng quỹ nội được quản lý và dẫn dắt bởi đội ngũ đã từng làm và am hiểu về khởi nghiệp công nghệ còn hạn chế.
Trong khi đó, một chuyên gia khẳng định, quỹ ngoại và quỹ nội đều có những thế mạnh và hạn chế khác nhau. Nếu có sự kết hợp giữa các quỹ nội đủ tầm và các quỹ ngoại để cùng đầu tư vào các startup, chắc chắn sẽ tạo nên những câu chuyện hết sức thú vị trong thời gian tới...
"Điểm mặt" những thương vụ gọi vốn triệu USD của startup Việt quý đầu năm 2022 Quý đầu tiên của năm 2022, nhiều startup Việt đã công bố gọi vốn thành công số tiền hàng triệu USD. Bao gồm 1 số ... |
Chuyện khởi nghiệp của mẹ vợ CEO Hồ Nhân - Nhà sáng lập Sơn Kim Group Nhà sáng lập Sơn Kim Group Nguyễn Thị Sơn được giới doanh nhân Việt Nam đều công nhận bà là một nữ cường nhân thực ... |
Làm thế nào để khởi nghiệp với số vốn nhỏ? Theo bà Lê Hoàng Diệp Thảo, "Bắt đầu chỉ với số vốn nhỏ, chị em và các bạn trẻ hoàn toàn có thể khởi động ... |
Linh Đan
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|