Cụ thể, tăng trưởng tín dụng tiếp tục đà tăng mạnh mẽ kể từ 2020, tăng 12,6% so với đầu năm và tăng 35% so với cùng kỳ, cao hơn nhiều so với trung bình toàn hệ thống là 5,5% so với đầu năm.
Cho vay bán lẻ hồi phục khá, tăng 16% sau khi trải qua năm 2020 ảm đạm. SSI ước tính tăng trưởng mạnh nhất là cho vay thế chấp tài sản nhà, cho vay hộ gia đình, cho vay trả góp và các khoản vay khác ( tăng 31%), cũng như cho vay mua nhà ( tăng 15,6%) và cho vay mua ô tô ( tăng 12%).
Cho vay SME, khách hàng doanh nghiệp lớn và trái phiếu doanh nghiệp tăng khá đồng đều ở mức 10,3%, 11,2% và 10,7%. Sau năm 2020 tăng trưởng mạnh, mảng cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp đã tăng vị thế trong tổng tín dụng, đóng góp 49% so với chỉ 42,6% trong 2019.
Theo ngành, cho vay ngành tiêu dùng nhanh, bán lẻ, kho vận tổng cộng tăng 19% so với đầu năm, lĩnh vực ReCoM (bất động sản, xây dựng, vật liệu) tăng 11%, trong khi cho vay du lịch giải trí (chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ Covid- 19) giảm 45%.
NIM quý 2/2021 của Techcombank cũng cải thiện, tăng 157 bps so với cùng kỳ lên 5,90%. NIM đã tăng trong 9 quý liên tiếp và đặc biệt ở mức cao trong 4 quý vừa qua.
Theo SSI, NIM của Techcombank tăng chủ yếu nhờ lãi suất huy động trung bình giảm 200 bps so với cùng kỳ, múc giảm mạnh nhất toàn hệ thống. CASA tăng 55,1% so với cùng kỳ. Đồng thời, Techcombank tăng tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng mẹ lên 39,1% từ 25,5% trong năm ngoái. Lãi suất cho vay tăng 43 bps so với cùng kỳ do chuyển sang cho vay kỳ hạn dài hạn, lợi suất trái phiếu doanh nghiệp cũng tăng 15 bps so với cùng kỳ.
Không chỉ thu nhập lãi thuần là thu nhập ngoài lãi cũng tăng mạnh, đạt 5,43 nghìn tỷ đồng, tăng 43,7% so với cùng kỳ.
Chất lượng tài sản ngân hàng tiếp tục cải thiện. Nợ xấu tiếp tục giảm chỉ còn 0,36% tổng dư nợ cho vay, mức thấp nhất trên toàn hệ thống tại thời điểm cuối quý 2/2021, trong khi tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu (LLCR) tăng lên 259% - ở trong nhóm cao nhất toàn hệ thống. Chi phí tín dụng ở mức 0,8% trong quý và 1% trong nửa đầu năm (giảm so với trước), nhưng SSI lưu ý rằng chi phí dự phòng cho TPDN và tài sản khác tăng 235% so với cùng kỳ lên 436 tỷ đồng.
Nợ tái cơ cấu theo Thông tư 01 của Techcombank là 2,7 nghìn tỷ đồng (chỉ chiếm 0,9% tổng dư nợ cho vay), giảm mạnh từ 6,7 nghìn tỷ đồng (2,3% tổng dư nợ cho vay) trong quý 1/2021.
CAR đạt 15,2%, trong đó 97,4% là vốn cấp 1, cao hơn nhiều so với mức tối thiểu là 8%.
Vừa qua, NHNN đã thông qua việc nới mức trần tín dụng cho TCB từ 12% ban đầu lên hơn 17%. SSI cho rằng NHNN có thể nới thêm mức trần tín dụng trong nửa cuối năm và duy trì giả định tăng trưởng tín dụng là 23,1% trong 2021.
Techcombank lên kế hoạch giảm lãi suất cho vay và giảm phí giảm dịch và phí trả trước để hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng từ Covid-19 trong nửa cuối 2021. Cụ thể, mức giảm lên tới 1,5% cho các khoản vay hiện tại của khách hàng chịu ảnh hưởng và 1% cho khoản vay mới cho tất cả khách hàng doanh nghiệp và một số khách hàng cá nhân.
Mặc dù vậy, SSI vẫn điều chỉnh giả định mức tăng của NIM (từ 5,27% lên 5,45%) do chi phí vốn cải thiện và đã giảm đáng kể trong 6 tháng đầu năm 2021. Do đó, tăng trưởng thu nhập lãi thuần ước tính là 29,6% trong năm 2021.
Ngoài ra, nhóm phân tích ước tính thu nhập phí thuần của Techcombank tăng 40,4% trong năm nay nhờ mảng bancassurance, ngân hàng đầu tư và môi giới chứng khoán, trong khi thu nhập ngoài lãi khác ước tính tăng 27,8%.
Chi phí hoạt động ước tính tăng trong nửa cuối 2021, do một số khoản đầu tư liên quan đến hoạt động marketing và chuyển đổi số bị trì hoãn và kéo dài do bùng phát dịch bệnh Covid-19. Các hoạt động này sẽ quay trở lại trong quý 4/2021, nếu dịch bệnh đạt đỉnh trong tháng 8 tại Việt Nam, theo kịch bản cơ sở của SSI.
Bên cạnh đó, SSI giảm ước tính CIR (từ 32,5% còn 30%) để phản ánh chi phí nhân viên giảm. Điều này do tăng trưởng thu nhập hoạt động (TOI) mạnh cũng như tăng cường tự động hóa và số hóa. Chi phí dự phòng ước tính giảm 2,6% so với cùng kỳ.
Nhìn chung, SSI đã tăng 7,5% dự báo lợi nhuận trước thuế của Techcombank năm 2021 lên 22,3 nghìn tỷ đồng (tăng 40,8% so với năm ngoái). Ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2022 là 27,2 nghìn tỷ đồng, tăng 22,1% do tăng trưởng tín dụng và huy động lần lượt 22,9%, 21%, và NIM không đổi ở mức 5,44%.
Anh Khôi
Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|