Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), nhà đầu tư trong nước đã mở mới 39.552 tài khoản chứng khoán trong tháng 3. Con số này giảm hơn 24.300 tài khoản so với tháng trước và chỉ nhỉnh hơn đôi chút so với mức thấp kỷ lục trong vòng 30 tháng ghi nhận vào tháng 1 đầu năm nay.
Trong đó, nhà đầu tư cá nhân mở mới 39.428 tài khoản chứng khoán, chiếm 99% tổng số tài khoản mở mới, còn lại là nhà đầu tư tổ chức trong nước. Mức tài khoản mở mới trong tháng 3 giảm gần 38% so với tháng trước và rơi về quanh mức mở mới cuối năm 2020.
Tính đến cuối tháng 3, tổng số tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước đạt xấp xỉ 6,98 triệu tài khoản, tương đương khoảng khoảng 7% dân số.
Trong tháng 3 vừa qua, nhà đầu tư nước ngoài đã mở mới 250 tài khoản, tăng mạnh so với con số 176 của tháng trước đó. Về cơ cấu, nhà đầu tư cá nhân mở mới 230 tài khoản, tổ chức mở mới 20 tài khoản trong tháng vừa qua. Thời điểm cuối tháng 3, nhà đầu tư nước ngoài có tổng cộng 43.279 tài khoản.
Số tài khoản cá nhân mở mới giảm trong bối cảnh thanh khoản thị trường tiếp tục giảm trong tháng 3 vừa qua.
Giá trị giao dịch bình quân ba sàn trong tháng 3/2023 giảm 12,4% so với tháng trước giảm 67,9% so với cùng kỳ xuống 10.147 tỷ đồng. Riêng HOSE khớp lệnh 8.983 tỷ đồng/ngày giao dịch, giảm 11,3% so với tháng trước; HNXđạt 900 tỷ đồng/ngày giao dịch, -17,0% so với tháng trước; UPCOM: 332 tỷ đồng/ngày giao dịch, -24,6% so với tháng trước.
Giao dịch khối ngoại lại đang có dấu hiệu bán ròng dày đặc hơn. Riêng trên HoSE, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 4 trên 5 phiên kể từ đầu tháng 4 với tổng giá trị gần 750 tỷ đồng. Trước đó trong tháng 3, khối ngoại đã mua ròng gần 2.800 tỷ đồng trên HoSE chủ yếu nhờ động lực từ đợt huy động vốn bổ sung lần 5 của Fubon ETF và hoạt động cơ cấu chuyển đổi chỉ số của VNM ETF.
Tính chung trong quý 1/2023, giá trị giao dịch bình quân của ba sàn đã nối dài chuỗi suy giảm từ quý 4/2021, giảm 19,2% so với quý trước giảm 63,1% so với cùng kỳ xuống còn 11.332 tỷ đồng. Trong đó, HOSE đạt 9.925 tỷ đồng/ngày giao dịch, -20,2% so với quý trước; HNX: 996 tỷ đồng/ngày giao dịch , -8,3% so với quý trước; UPCOM: 412 tỷ đồng/ngày giao dịch, -17,9% so với quý trước.
Tuy nhiên, thanh khoản được dự báo tăng mạnh trong thời gian tới khi lãi suất huy động có xu hướng giảm mạnh. Chứng khoán Phú Hưng kỳ vọng thanh khoản của hệ thống có thể sẽ được cải thiện hơn trong năm 2023 sau khi FED giảm tốc độ tăng lãi suất cùng với việc hệ thống tài chính Việt Nam được kỳ vọng sẽ ổn định trở lại.
Do đó, PHS dự báo giá trị giao dịch tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) & Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong năm 2023 có thể đạt 21.191 tỷ đồng mỗi phiên (bao gồm cả giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh).
Cổ phiếu chứng khoán vẫn "bền bỉ" đi lên Thị trường chứng khoán đang dần hồi phục và như thường lệ, nhóm chứng khoán với độ nhạy cao lại tiếp tục dẫn sóng. Bất ... |
3 nhóm cổ phiếu mang đến cơ hội đầu tư khi thị trường điều chỉnh Nhà đầu tư có thể chờ đợi những nhịp điều chỉnh của thị trường để giải ngân một phần tiền của mình vào các nhóm ... |
Chứng khoán phiên sáng 10/4: Cặp đôi SHB cùng SHS bùng nổ, VN-Index "lình xình" Thị trường chứng khoán phiên giao dịch sáng ngày 10/4 chứng kiến sự bùng nổ của cặp đôi SHB cùng SHS, VN-Index tuy vậy vẫn ... |
Khánh Vân (t/h)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|