“Sếp phó” SeABank hoàn tất bán ra lượng lớn cổ phiếu SSB

(Banker.vn) Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), Phó Tổng Giám đốc Thường trực Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE - Mã: SSB) ông Lê Quốc Long đã bán ra hơn 2,9 triệu cổ phiếu SSB. Thời gian thực hiện giao dịch diễn ra từ ngày 4-5/8.

Ước tính với giá trung bình cổ phiếu trong giai đoạn này là 31.650 đồng/cp, ông Long sẽ thu về khoảng gần 91,8 tỷ đồng. Sau giao dịch này, số lượng cổ phiếu mà ông Long nắm giữ tại SeABank giảm xuống còn hơn 4,5 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 0,231% vốn điều lệ.

“Sếp phó” SeABank hoàn tất bán ra lượng lớn cổ phiếu SSB
“Sếp phó” SeABank hoàn tất bán ra lượng lớn cổ phiếu SSB

Trước đó, các lãnh đạo khác của SeABank cũng đăng ký bán cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu như bà Nguyễn Ngọc Quỳnh (bán 2,97 triệu cổ phiếu, giảm tỷ lệ nắm giữ còn 0,207%), ông Hoàng Mạnh Phú (bán hơn 3 triệu cổ phiếu, giảm tỷ lệ còn 0,193%), ông Vũ Đình Khoán (bán 2,96 triệu cổ phiếu, giảm tỷ lệ còn 0,191%), bà Đặng Thu Trang (bán 396.442 cổ phiếu, giảm tỷ lệ còn 0,014%). Thời gian thực hiện các giao dịch là từ 28/7 đến 26/8.

Trong một diễn biến gần đây, Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT ngân hàng, bà Nguyễn Thị Nga đã thực hiện mua vào 2,8 triệu cổ phiếu tăng tỷ lệ sở hữu. Giao dịch được thực hiện bằng phương thức thoả thuận trong ngày 4/8.

Sau giao dịch, bà Nga đã nâng sở hữu tại SeABank lên hơn 68,1 triệu cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ 3,439% vốn điều lệ ngân hàng. Đồng thời, số lượng cổ phiếu nắm giữ của bà Nga và những người có liên quan tăng lên 332,8 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ hơn 16,8% trên tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành.

Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên 11/8, cổ phiếu SSB tăng 1,29% lên mức 31.500 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt hơn 2,1 triệu đơn vị.

Diễn biến giá cổ phiếu TCL thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)
Diễn biến giá cổ phiếu SSB thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

SeABank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên gần 19.809 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có quyết định chấp thuận thay đổi vốn điều lệ trên giấy phép hoạt động của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) từ 16.598 tỷ đồng lên gần 19.809 tỷ đồng.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1309/QĐ-NHNN ngày 28/07/2022 về việc chấp thuận thay đổi vốn điều lệ trên Giấy phép hoạt động của SeABank từ 16.598 tỷ đồng lên gần 19.809 tỷ đồng sau đợt phát hành 211,4 triệu cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 12,7%) để trả cổ tức và phát hành thêm 109,7 triệu cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 6,6%) để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Thông qua 2 đợt phát hành này, vốn điều lệ của SeABank tăng thêm 3.211 tỷ đồng và đạt gần 19.809 tỷ đồng.

Việc tăng vốn điều lệ nằm trong kế hoạch đã được ĐHĐCĐ SeABank thông qua và là dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển, giúp Ngân hàng có đủ tiềm lực, nguồn vốn để nâng cao các chỉ số an toàn vốn, bổ sung quy mô vốn hoạt động, tiếp tục triển khai chiến lược hội tụ số, số hóa toàn diện các quy trình vận hành trong hoạt động tín dụng, thanh toán, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và gia tăng trải nghiệm khách hàng.

Trong quý 3/2022, SeABank sẽ tiếp tục lộ trình tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành 59.4 triệu cp theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Cụ thể, gần 2.500 cán bộ quản lý, cán bộ nhân viên (CBNV) SeABank được lựa chọn tham gia chương trình ESOP sẽ được quyền mua cổ phiếu với mức giá ưu dãi 15.000 đồng/cp.

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2022, SeABank đã đạt được kết quả xuất sắc, tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ 2021 với tổng tài sản của SeABank đạt 229.723 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế đạt 2.806 tỷ đồng; Tổng thu thuần TOI đạt 5.029 tỷ đồng, tăng 157% so với cùng kỳ năm 2021.

Đáng chú ý, thu thuần ngoài lãi (NOII) cũng ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng đạt 1.736 tỷ đồng, tăng 226% so với cùng kỳ năm 2021. Đặc biệt, tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 30,3% so với mức 38,3% cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm từ 1,65% tại thời điểm 31/12/2021 xuống còn 1,6% tại thời điểm 30/6/2022.

Trong 6 tháng cuối năm 2022, SeABank sẽ tiếp tục thực hiện các mục tiêu đã đề ra tại ĐHĐCĐ, trong đó có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 22.690 tỷ đồng.

Tổng Giám đốc SeABank Lê Thu Thủy từ nhiệm

Ngày 8/7/2022, HĐQT SeABank cũng đã ban hành quyết định về việc bà Lê Thu Thủy thôi đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc sau nhiệm kỳ 5 năm và tiếp tục tham gia sâu rộng vào công tác quản trị ngân hàng với vai trò Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

Trên cương vị Phó Chủ tịch HĐQT, bà Lê Thu Thủy sẽ cùng Hội đồng Quản trị tập trung sâu hơn vào công tác quản trị, tạo dựng nền tảng vững chắc để SeABank hiện thực hóa các chiến lược kinh doanh, khẳng định vị thế trong giai đoạn phát triển mới. HĐQT SeABank cũng đã ban hành quyết định cử ông Faussier Loic Michel Marc - Phó Tổng Giám đốc cao cấp làm Phó Tổng Giám đốc Phụ trách điều hành SeABank.

“Sếp phó” SeABank hoàn tất bán ra lượng lớn cổ phiếu SSB
bà Lê Thu Thủy

Trong 5 năm đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc, bà Lê Thu Thủy đã để lại dấu ấn lớn trong quá trình đưa Ngân hàng chuyển mình theo mô hình ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ đồng thời là người trực tiếp kết nối và phát triển thành công mối quan hệ hợp tác chiến lược với các doanh nghiệp lớn hàng đầu trong nước cũng như các tổ chức tài chính nước ngoài.

Cụ thể, SeABank 4 năm liên tiếp (2019-2022) được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s xếp hạng tín nhiệm dài hạn mức B1 với triển vọng phát triển Tích cực. Trong kỳ xếp hạng năm 2022, Moody’s cũng đã nâng mức đánh giá tín dụng cơ sở (BCA) của SeABank lên mức B1. Bên cạnh đó, SeABank còn là ngân hàng hoàn thành triển khai cả 3 trụ cột Basel II trước thời hạn vào tháng 7/2020 và tiếp tục là một trong những ngân hàng tiên phong triển khai áp dụng tiêu chuẩn quản trị rủi ro quốc tế Basel III. Việc này phản ánh sự cải thiện rõ rệt sức mạnh nội tại của SeABank về chất lượng tài sản, khả năng sinh lời và nguồn vốn.

Dưới sự lãnh đạo của bà Lê Thu Thuỷ, SeABank đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về vốn điều lệ, tổng tài sản cũng như lợi nhuận trong 5 năm qua. Theo đó, tổng tài sản tăng từ gần 141 nghìn tỷ đồng lên gần 230 nghìn tỷ đồng và mở rộng mạng lưới hoạt động với gần 180 chi nhánh, điểm giao dịch tại 29 tỉnh thành trên cả nước.

Vốn điều lệ của SeABank liên tục tăng, từ mức 7.688 tỷ đồng lên 19.809 tỷ đồng giúp Ngân hàng gia tăng tiềm lực để thực hiện các mục tiêu: tiếp tục triển khai chiến lược hội tụ số, đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ, số hóa toàn diện các quy trình vận hành trong hoạt động tín dụng, thanh toán, dịch vụ khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ… qua đó mang lại hiệu quả hoạt động và giao dịch, gia tăng trải nghiệm và đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của mọi khách hàng.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Nghị định 153 sửa đổi, thị trường trái phiếu có thể phát triển bền vững và an toàn hơn

Chuyên gia cho rằng, Nghị định 153 giúp cho thị trường trái phiếu không xảy ra tình trạng tràn lan do trước đây các doanh ...

Xếp dỡ Tân Cảng (TCL) dự chi hơn 126 tỷ đồng trả cổ tức 2021

Năm 2022, Xếp dỡ Tân Cảng (TCL) dự kiến sẽ chia cổ tức với tỷ lệ 21% và thông qua kế hoạch kinh doanh với ...

Hồi phục sau dịch bệnh, cổ phiếu AST được KBSV khuyến nghị nắm giữ

Lợi nhuận dương trở lại, lượng khách hồi phục mạnh, số lượng cửa hàng tăng, chuyên gia của Công ty Cổ phần Chứng khoán KB ...

Quỳnh Nga

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục