Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa công bố danh sách thoái vốn đợt 2 năm 2024. Danh sách đợt 2 năm 2024 bao gồm 31 doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp đã niêm yết như Công ty CP FPT (mã: FPT), Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (mã: NTP), Công ty CP Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang (mã: HGM), Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam - Công ty CP (mã: VGV), Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (mã: AGF), Công ty CP Thiết bị Phụ tùng Sài Gòn (mã: SMA), Công ty CP Vật liệu Xây dựng Bến Tre (mã: VXB), Công ty CP Xây dựng và Phát triển Cơ sở Hạ tầng (mã: CID).
SCIC công bố danh sách thoái vốn đợt 2 |
Trong danh sách, SCIC ghi nhận giá trị góp vốn lớn nhất tại FPT với hơn 635 tỷ đồng (tỷ lệ 5,8%), tiếp đến là NTP gần 481 tỷ đồng (tỷ lệ 37,1%) và VGV hơn 312 tỷ đồng (tỷ lệ 87,3%).
Một số doanh nghiệp chưa lên sàn những cũng ghi nhận giá trị góp vốn lớn như Công ty CP Xuất nhập khẩu và Hợp tác đầu tư Giao thông vận tải (Tracimexco) hơn 231 tỷ đồng (tỷ lệ 97,4%) và CTCP Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Thái Nguyên hơn 139 tỷ đồng (tỷ lệ 98,8%).
Danh sách 31 doanh nghiệp bán vốn của SCIC đợt 2 năm 2024:
Danh sách 31 doanh nghiệp SCIC sẽ thoái vốn |
Trước đó, danh sách bán vốn đợt 1 năm 2024 gồm 27 doanh nghiệp và cũng bao gồm nhiều cái tên đã lên sàn.
Trong đó, SCIC đã bán thành công 30% tại Công ty CP Tập đoàn Vinacontrol (HNX: VNC) và 60% tại Công ty CP Phim truyện 1 - đơn vị sản xuất bộ phim điện ảnh “Đào, phở và piano”.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) đã ghi nhận doanh thu đạt 7.143 tỷ đồng, giảm 30% so với năm 2022. Trong đó, doanh thu từ bán các khoản đầu tư giảm tới 92%, từ mức 1.441 tỷ đồng xuống còn xấp xỉ 116 tỷ đồng. Doanh thu từ cổ tức và lợi nhuận được chia cũng suy giảm 29,5%, về mức 5.384 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, doanh thu từ lãi tiền gửi và đầu tư trái phiếu bất ngờ tăng gần 43%, đạt 1.633 tỷ đồng. Ngoài ra, SCIC còn ghi nhận 9,7 tỷ đồng doanh thu khác. Khoản mục này gần như đi ngang so với năm 2022.
Mặc dù kết quả kinh doanh đi lùi song do được hoàn nhập chi phí đầu tư và kinh doanh vốn, SCIC báo lãi gộp tăng gần 20%, đạt hơn 7.622 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do tổng công ty được hoàn nhập 816 tỷ đồng khoản tiền trích lập giảm giá đầu tư. Bên cạnh đó, thuyết minh báo cáo tài chính cũng cho thấy các khoản mục khác thuộc chi phí đầu tư và kinh doanh vốn như giá gốc các khoản đầu tư đã bán, chi phí nhân viên, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác đều được tiết giảm mạnh mẽ.
Một điểm sáng trong kỳ là phần lỗ trong công ty liên kết đã giảm gần 2 lần, từ mức 3.379 tỷ đồng xuống còn 1.729 tỷ đồng.
Sau cùng, SCIC báo lãi trước thuế 5.650 tỷ đồng, gấp 2 lần so với năm trước. Khấu trừ thuế, tổng công ty lãi ròng 5.266 tỷ đồng, tăng 1,8 lần so với năm 2022.
Trên bảng cân đối kế toán, tính đến ngày 31/12/2023, tổng tài sản của SCIC đạt 62.750 tỷ đồng, tăng 6% so với số đầu năm. Trong đó, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm 53% cơ cấu tài sản, đạt 33.344 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Phần lớn số tiền này nằm tại ngân hàng. Thuyết minh báo cáo tài chính ghi nhận lượng tiền gửi có kỳ hạn của SCIC tại ngày cuối năm đạt xấp xỉ 30.450 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với đầu năm. Trong khi đó, giá gốc các khoản đầu tư vào cổ phiếu giảm gần 27%, xuống còn 2.945 tỷ đồng. Tương tự, khoản đầu tư vào trái phiếu cũng suy giảm 35%, giảm từ mức 80 tỷ đồng xuống còn 52 tỷ đồng.
Liên quan đến các khoản đầu tư tài chính dài hạn, trong năm 2023, khoản mục này đã tăng gần 6%, đạt 28.023 tỷ đồng. Trong đó, khoản đầu tư vào công ty con vẫn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất với 17.449 tỷ đồng. So với đầu năm, khoản mục này đã tăng khoảng 12%. Các khoản đầu tư dài hạn khác cũng khác khoảng 6%, đạt 3.820 tỷ đồng. Trong khi đó, các khoản đầu tư vào công ty liên kết giảm 11%, xuống còn 9.666 tỷ đồng.
Phía bên kia bảng cân đối kế toán, tổng nợ phải trả của SCIC ghi nhận ở mức 6.810 tỷ đồng, tăng 2 lần so với đầu năm. Trong đó, tổng công ty phải nộp 6.103 tỷ đồng tiền thuế và các khoản cho Nhà nước.
Tính đến ngày 31/12/2023, vốn chủ sở hữu của SCIC giảm nhẹ xuống mức 55.940 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận chưa phân phối của SCIC âm gần 5.000 tỷ đồng.
Đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 cao kỷ lục, PC1 được CTCK định giá 31.300 đồng/cp Tập đoàn PC1 (PC1) được định giá 31.300 đồng/cp nhờ các mảng kinh doanh mới và Quy hoạch điện VIII. |
SCIC thoái sạch vốn tại Tập đoàn FPT Trong danh sách thoái vốn đợt 2 năm 2024, SCIC dự kiến thoái vốn khỏi 31 doanh nghiệp trong đó có 8 công ty niêm ... |
SCIC đấu giá toàn bộ vốn tại Savina (VNB) Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo sẽ tổ chức phiên bán đấu giá cổ phần của Công ty CP Sách ... |
Tiểu Vy
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|