Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa công bố danh sách thoái vốn đợt 1 năm 2024 bao gồm 27 doanh nghiệp với 2 doanh nghiệp đã bán thành công.
Trong đó, có 9 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán gồm: Công ty CP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (Mã: DMC),Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam (Seaprodex – Mã: SEA), Tổng Công ty Đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam (Mã: VIW), Công ty CP Tập đoàn Vinacontrol (Mã: VNC), Công ty CP Sách Việt Nam (Savina - Mã: VNB), Công ty CP Nhựa Việt Nam (Mã: VNP), Tổng Công ty CP Điện tử và Tin học Việt Nam (Mã: VEC), Công ty CP Công trình Giao thông Vận tải Quảng Nam (Mã: QTC), Công ty CP Công nghệ thông tin, Viễn thông và Tự động hoá dầu khí (Mã: PAI).
Danh sách 27 doanh nghiệp SCIC sẽ thoái vốn đợt 1 trong năm 2024 |
Có Domesco niêm yết trên sàn HOSE, Vinacontrol và QTC niêm yết tại HNX, còn lại là các đơn vị giao dịch UPCoM.
Thương vụ có giá trị thoái vốn lớn như SCIC nắm 63% Seaprodex tương đương với vốn góp 792 tỷ đồng; SCIC nắm 98% vốn của VIW với giá trị vốn góp 569 tỷ đồng, hay SCIC sở hữu 88% vốn của VEC với vốn góp 385 tỷ đồng.
Đại diện duy nhất trên HOSE là đơn vị kinh doanh dược phẩm với vốn hoá khoảng 1.962 tỷ đồng trong phiên chiều ngày 8/3 (giá cổ phiếu DMC đạt 60.600 đồng/cp). Ngoài SCIC nắm 35% vốn thì Tập đoàn Abbott của Mỹ đang sở hữu gần 52% cổ phần của Domesco.
Trong khi đó, Seaprodex là doanh nghiệp thuỷ sản, giá cổ phiếu SEA trong phiên giao dịch 8/3 là 32.000 đồng/cp, tương đương vốn hoá 3.999 tỷ đồng.
Trong một diễn biến liên quan, SCIC vừa thông báo ngày 2/4/2024 sẽ đấu giá công khai 6.790.996 cổ phần của Công ty CP Sách Việt Nam - số 44 Tràng Tiền, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội với giá khởi điểm là 15.700 đồng /cổ phần, bước giá: 100 đồng/cổ phần. Công ty có vốn điều lệ hơn 679 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh là cho thuê văn phòng, kinh doanh và phát hành sách,…
Trước đó, Công ty CP Chứng khoán Quốc tế Hoàng Gia (IRS)sẽ tổ chức phiên chào bán cạnh tranh theo lô cổ phần của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước tại Công ty CP GP9 Hà Nội vào ngày 07/3/2024. Tuy nhiên, đến hết thời hạn đăng ký và đặt cọc (16h00’ ngày 28/02/2024) không có nhà đầu tư nào đăng ký tham gia.
Theo quy định tại Điều 13 Quy chế chào bán cạnh tranh theo lô cổ phần của Công ty CP GP9 Hà Nội do Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước sở hữu ban hành kèm theo Quyết định số 01/2024/QĐ-TGĐ ngày 30/01/2024 của Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán Quốc tế Hoàng Gia, phiên chào bán cạnh tranh theo lô cổ phần không đủ điều kiện để tổ chức. Do đó, IRS thông báo không tổ chức phiên chào bán cạnh tranh theo lô cổ phần của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước tại Công ty CP GP9 Hà Nội vào ngày 07/3/2024.
Mới đây, chia sẻ tại Hội nghị Công bố và triển khai Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 và Kế hoạch kinh doanh, Kế hoạch đầu tư phát triển đến năm 2025 của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) ngày 18/1, ông Đinh Việt Tùng, Phó Tổng giám đốc SCIC cho biết Chiến lược phát triển và Kế hoạch 5 năm là căn cứ pháp lý quan trọng và xác định rõ mục tiêu, định hướng và giải pháp để SCIC đẩy mạnh triển khai hoạt động đầu tư kinh doanh vốn, thực hiện vai trò nhà đầu tư của Chính phủ.
Về kết quả kinh doanh trong năm 2023, tổng doanh thu lũy kế đến 31/12/2023 của SCIC ước đạt 6.916 tỷ đồng, bằng 104% so với kế hoạch năm 2023. Trong đó, doanh thu cổ tức ước đạt 5.378 tỷ đồng, bằng 133% kế hoạch 2023, lợi nhuận trước thuế ước đạt 6.695 tỷ đồng, bằng 230% kế hoạch năm 2023, lợi nhuận sau thuế đạt 6.432 tỷ đồng, bằng 221% kế hoạch năm 2023.
Về công tác tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, SCIC đã tiếp nhận 1 doanh nghiệp (Tổng Công ty Dược Việt Nam - CTCP) với vốn nhà nước là 1.540 tỷ đồng trên vốn điều lệ là 2.370 tỷ đồng.
Trong năm 2023 SCIC đã và đang triển khai nghiên cứu đầu tư 10 dự án, với số vốn giải ngân dự kiến khoảng 20.452 tỷ đồng.
"Chiến lược phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035; Kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển đến năm 2025" đã được Chính phủ phê duyệt tháng 11/2023. Theo kế hoạch phát triển, mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh trong 5 năm (giai đoạn từ 2021 đến 2025) được SCIC đặt ra bao gồm: Doanh thu hằng năm đạt 9.400 tỷ đồng/năm; lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm đạt 6.700 tỷ đồng/năm; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân mỗi năm đạt 10% và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) bình quân hàng năm đạt 9,6%. Bình quân mỗi năm, SCIC sẽ nộp ngân sách Nhà nước 5.400 tỷ đồng/năm và phấn đấu tổng số giải ngân đầu tư chung của cả giai đoạn đến năm 2025 sẽ đạt 36.300 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 5 năm tiếp theo (từ 2026 đến 2030), SCIC đặt mục tiêu tập trung nguồn lực để đẩy mạnh hoạt động đầu tư kinh doanh vốn, ưu tiên đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mang lại hiệu quả, những lĩnh vực then chốt, trọng yếu mà Nhà nước cần nắm giữ và SCIC có lợi thế, tạo ra sức lan tỏa và dẫn dắt, mở đường cho các thành phần kinh tế khác cùng đầu tư và phát triển.
SCIC cũng đặt ra mục tiêu từng bước nghiên cứu chuyển đổi hoạt động theo mô hình tổ chức đầu tư chuyên nghiệp và hiệu quả để thực hiện tốt nhiệm vụ là nhà đầu tư của Chính phủ từ sau 2025.
SCIC muốn "bơm" hàng trăm tỷ đồng để nâng sở hữu lên 521 triệu cổ phiếu MBB Tính tới thời điểm hiện tại, SCIC đang nắm giữ hơn 491,4 triệu cổ phiếu MBB, tương ứng tỷ lệ sở hữu 9,42% tại nhà ... |
Thị trường chứng khoán ngày 13/11/2023: Thông tin trước giờ mở cửa Bộ đôi cổ phiếu họ Vin cùng HPG giúp VN-Index giữ vững sắc xanh; Cổ phiếu CTX có khả năng bị hủy bỏ niêm yết; ... |
Sợi Thế Kỷ tiến hành chào bán hơn 1 triệu cổ phiếu quỹ với giá 20.000 đồng cho nhân viên Công ty CP Sợi Thế Kỷ (HoSE: STK) vừa thông báo chào bán cổ phiếu quỹ theo chương trình lựa chọn cho cán bộ công ... |
Tiểu Vy
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|