Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP. Hà Nội mới đây đã có Văn bản số 3212/HAN-TTGS về việc chấp thuận chấm dứt hoạt động Phòng giao dịch Phương Mai, Phòng giao dịch Hàng Gà của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) |
Cụ thể, Phòng giao dịch Phương Mai thuộc Ngân hàng SCB chi nhánh Hai Bà Trưng có địa chỉ tại tầng 1, 2, 3 số 75 Phương Mai, phường Phương Mai, quận Đống Đa, TP. Hà Nội; Phòng giao dịch Hàng Gà thuộc SCB chi nhánh Thăng Long địa chỉ tại 53 Hàng Gà, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ký văn bản chấp thuận (từ ngày 1/11/2023),
Theo đó, SCB phải tiến hành các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật để chấm dứt hoạt động 2 phòng giao dịch nêu trên; đồng thời có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP. Hà Nội về ngày chấm dứt hoạt động phòng giao dịch.
Trước đó, từ tháng 6/2023, SCB cũng đã chấm dứt hoạt động nhiều phòng giao dịch ở các tỉnh thành trong nước. Gân đây nhất, phòng giao dịch Ngô Mây chi nhánh Bình Định ở địa chỉ 49 Ngô Mây, phường Nguyễn Văn Cừ, TP. Quy Nhơn, Bình Định chấm dứt hoạt động từ ngày 27/10; phòng giao dịch Lý Nam Đế chi nhánh Thăng Long, địa chỉ tầng 1, 2, 3 nhà số 36B/1 phố Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội chấm dứt hoạt động vào ngày 31/10; phòng giao dịch Bạch Đằng chi nhánh Thăng Long, ở tầng 1, 2, 3 nhà số 7 Trần Khánh Dư, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội chấm dứt hoạt động vào ngày 31/10; phòng giao dịch Láng Hạ chi nhánh Hà Nội, ở địa chỉ 35 - 37 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, TP. Hà Nội chấm dứt hoạt động vào ngày 1/11.
Theo SCB, quyền lợi của khách hàng tại những điểm giao dịch này đều được đảm bảo thực hiện đầy đủ tại các điểm giao dịch của SCB.
Đại diện SCB cho biết, sau hơn 1 năm được đưa vào kiểm soát đặc biệt, SCB đã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan triển khai các giải pháp theo quy định pháp luật để bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và bảo đảm quyền, lợi ích của người gửi tiền.
Đến nay, SCB vẫn liên tục nhận được sự hỗ trợ, chỉ đạo kịp thời, sát sao từ Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng để từng bước ổn định, xử lý các khó khăn, vướng mắc và tập trung xây dựng Đề án tái cơ cấu ngân hàng, hướng đến ổn định hoạt động ngân hàng và đưa SCB phát triển trong giai đoạn mới.
Ngân hàng SCB đã được đặt vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 10/2022. Trên cơ sở đó, Chính phủ cho hay Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với các bộ ngành triển khai các giải pháp. Mục tiêu là để bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và bảo đảm quyền, lợi ích của người gửi tiền.
Đồng thời, trên cơ sở báo cáo đánh giá tổng thể thực trạng và đề xuất chủ trương cơ cấu lại của SCB và Ban kiểm soát đặc biệt SCB, Ngân hàng Nhà nước đang tìm kiếm nhà đầu tư tham gia cơ cấu lại SCB để trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại SCB theo quy định.
Theo Chính phủ, các ngân hàng thương mại cổ phần đều đang tập trung củng cố, chấn chỉnh toàn diện các mặt tài chính, quản trị, xử lý nợ xấu, tăng cường các biện pháp kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động.
Tuy nhiên, khó khăn trong thực hiện cơ cấu lại các tổ chức tín dụng là việc tìm kiếm, đàm phán ngân hàng thương mại đủ điều kiện nhận chuyển giao bắt buộc (gồm năng lực tài chính, quản trị, kinh nghiệm cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém) kéo dài.
SCB nói gì về việc 8 cựu lãnh đạo bị khởi tố, truy nã liên quan đến vụ án Vạn Thịnh PhátNgân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa có thông cáo báo chí phản hồi về vụ việc 8 cựu cán bộ, nhân viên từng đảm nhiệm các vị trí quản lý, điều hành tại ngân hàng bị khởi tố, truy nã. Cụ thể, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, SCB đã nhận được thông tin Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an quyết định truy nã đối với 7 bị can Nguyễn Thị Thu Sương, Đinh Văn Thành, Chiêm Minh Dũng, Trầm Thích Tồn, Sun Herry Ka Ziang, Lam Lee Geogre, Nguyễn Lâm Anh Vũ từ ngày 29/10. Tiếp đó, tới ngày 3/11, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao phê chuẩn quyết định khởi tố đối với ông Lê Văn Chánh. Theo ngân hàng SCB, những cá nhân trên từng đảm nhiệm các vị trí quản lý, điều hành tại SCB, tuy nhiên đều đã được miễn nhiệm chức vụ và không còn công tác tại ngân hàng này. Cụ thể, bà Nguyễn Thị Thu Sương (cựu Chủ tịch HĐQT SCB) đã được miễn nhiệm từ năm 2014; ông Đinh Văn Thành (cựu Chủ tịch HĐQT SCB) được miễn nhiệm từ năm 2021. Bên cạnh đó, hầu hết các cá nhân khác đều đã không còn tham gia vào công tác quản trị điều hành và rời vị trí tại SCB từ nhiều năm trước đó. SCB cũng cho biết, trước các thông tin trên phương tiện truyền thông đại chúng về vụ việc khởi tố, truy nã này, hoạt động kinh doanh hiện tại của ngân hàng không bị ảnh hưởng. “Các hoạt động của SCB vẫn đang tiếp tục diễn ra thông suốt, ổn định. Quá trình cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính hiện hữu của SCB tới khách hàng vẫn bảo đảm mọi nhu cầu và quyền lợi, lợi ích hợp pháp của khách hàng, cũng như các đối tác của SCB theo đúng quy định của pháp luật”, theo thông cáo của ngân hàng SCB. Cũng theo SCB, ngân hàng này vẫn đang hợp tác với các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra và sẽ thông tin đến khách hàng khi có kết luận chính thức từ các cơ quan chức năng. Sau hơn một năm được đưa vào kiểm soát đặc biệt, SCB đã phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan triển khai các giải pháp theo quy định pháp luật để bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và bảo đảm quyền, lợi ích của người gửi tiền. Hiện ngân hàng này vẫn liên tục nhận được chỉ đạo sát sao từ Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng, tập trung xây dựng đề án tái cơ cấu ngân hàng. |
Toàn cảnh 5 cuộc đại phẫu ngân hàng hơn 2 thập kỷ qua Liên tục 5 đợt đại phẫu ngân hàng diễn ra 25 năm qua. Sau các đợt tái cơ cấu, có ngân hàng lột xác, có ... |
Mới đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa có thông cáo báo chí phản hồi về vụ việc 8 cựu cán bộ, nhân viên ... |
Mai Lan (T/H)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|