Sau sân bay Long Thành, Vinaconex (VCG) "nhân đôi niềm vui" khi trúng thầu 4.600 tỷ đồng tại cảng hàng không Nội Bài

(Banker.vn) Vinaconex (VCG) là thương hiệu "thân quen" trong việc đảm nhận thầu tại các sân bay, cảng hàng không.

Mới đây, ngày 16/04, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã công bố kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu số 12 thuộc “Dự án Mở rộng nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài” với tổng mức đầu tư lên đến 4.996,7 tỷ đồng.

Sau sân bay Long Thành, Vinaconex (VCG)
Liên doanh Việt Bắc do Vinaconex (VCG) đứng đầu trúng thầu dự án 4.600 tỷ đồng

Theo thông tin, nhà thầu trúng thầu là Liên danh Việt Bắc, bao gồm các thành viên là Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HoSE: VCG), Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, và Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai. Hợp đồng trúng thầu có giá trị hơn 4.600 tỷ đồng, với thời gian thực hiện trong 660 ngày, theo hình thức đơn giá cố định và trọn gói.

Dự tính, chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng với Liên danh Việt Bắc vào tháng 4/2024 và sau đó sẽ chuyển giao mặt bằng để nhà thầu bắt đầu triển khai thi công dự án ngay sau khi ký hợp đồng.

Dự án "Mở rộng nhà ga hành khách T2 - Cảng HKQT Nội Bài" là dự án nhóm A đã được nghiên cứu và lên kế hoạch xây dựng trên diện tích đất rộng 412.203 m2, với mục tiêu tăng công suất khai thác của nhà ga hành khách T2 - Cảng HKQT Nội Bài lên 15 triệu hành khách mỗi năm.

Vinaconex, là một trong những nhà thầu hàng đầu tham gia vào nhiều dự án xây dựng sân bay. Mới đây, Vinaconex đã cùng với các đối tác trong Liên danh Vietur trúng gói thầu 5.10 của Dự án xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, với tổng trị giá lên đến 35.000 tỷ đồng.

Liên danh này bao gồm các đối tác như Công ty IC Ictas, Ricons, Newtecons, Sol E&C, Tổng công ty Xây dựng số 1, ATAD, Vinaconex, Phục Hưng Holdings, HAWEE cơ điện và Tổng công ty Xây dựng Hà Nội. Vinaconex cũng tham gia vào việc thi công Dự án Nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không quốc tế Phú Bài tại thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.

Hơn thế, Vinaconex cũng là nhà thầu thi công dự án Nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế). Trước đó, Vinaconex đã trúng gói thầu số 8: Thi công xây dựng, cung cấp và lắp đặt thiết bị công trình Công trình: Mở rộng sân đỗ máy bay khu vực nhà ga hành khách T2 - Cảng HKQT Nội Bài Dự án: Mở rộng sân đỗ máy bay...Quy mô dự án này là thi công xây dựng, cung cấp và lắp đặt thiết bị công trình Mở rộng sân đỗ máy bay khu vực nhà ga hành khách T2 - Cảng HKQT Nội Bài. Thời gian thi công 1/11/2022 - 15/2/2024.

Vinaconex là tổ chức thành lập vào năm 2006 và hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện; sản xuất vật liệu xây dựng; đầu tư và kinh doanh bất động sản.

Tính đến thời điểm hiện tại, Chủ tịch HĐQT của Vinaconex là ông Đào Ngọc Thanh, còn ông Nguyễn Xuân Đông nắm giữu chức vụ Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của công ty.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 của Vinaconex, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 12.709 tỷ đồng, tăng 4.257 tỷ đồng so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế của Vinaconex đạt 555 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận sau thuế giảm 57% so với cùng kỳ, đạt 396 tỷ đồng (giảm tương đương 534 tỷ đồng).

Nợ phải trả của công ty giảm từ 22.068 tỷ đồng xuống còn 20.453 tỷ đồng, trong đó nợ dài hạn giảm từ 9.305 tỷ đồng xuống 6.031 tỷ đồng.Vốn chủ sở hữu của VCG tăng nhẹ lên 10.241 tỷ đồng, tiền và tương đương tiền đạt 2.669 tỷ đồng, tăng mạnh so với 1.710 tỷ đồng năm trước. Lưu chuyển tiền thuần trong năm đạt 959 tỷ đồng.

Chi phí xây dựng cơ bản của VCG gần 7.168 tỷ đồng, giảm 3%, chủ yếu tập trung vào dự án khu đô thị du lịch Cái Giá Cát Bà với hơn 5.277 tỷ đồng. Kết thúc năm 2023, VCG đã chi gần 3.600 tỷ đồng để trả nợ cho các chủ nợ.

Về kế hoạch thực hiện trong năm 2024, Vinaconex đặt chỉ tiêu tổng doanh thu và thu nhập của công ty mẹ lên mức 10.500 tỷ đồng, tăng 20% so với 8.741 tỷ đồng của năm 2023. Lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 860 tỷ đồng, tăng 391%. Cùng với đó, công ty dự tính chia cổ tức tỷ lệ 10%.

Trong kế hoạch tổng doanh thu và thu nhập hợp nhất của toàn công ty, mục tiêu là 15.000 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2023. Lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 950 tỷ đồng, tăng 240%.

Để thực hiện kế hoạch này, VCG sẽ tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu của mình trong lĩnh vực xây dựng, tập trung vào các dự án quy mô lớn và dự án vốn FDI. Công ty cũng sẽ tăng cường quản trị hoạt động xây lắp để đảm bảo chất lượng và hiệu quả công trình.

Việc tìm kiếm và phát triển dự án mới trong lĩnh vực bất động sản cũng sẽ được VCG thực hiện, đặc biệt là các dự án khu đô thị và hạ tầng khu công nghiệp. Nghiên cứu và áp dụng các quy định mới của pháp luật liên quan đến bất động sản cũng là một phần của chiến lược này.

Công ty sẽ tiếp tục công việc tái cấu trúc vốn đầu tư tại các công ty con, công ty liên doanh và liên kết, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty thành viên. Song song, Vinaconex tiếp tục tăng cường hợp tác với các tổ chức tín dụng để chủ động thu xếp nguồn vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động đầu tư, kinh doanh với hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ nâng cao trình độ trong khâu xây dựng, phát triển thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp, không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.

Lên kế hoạch "hút" gần 1.200 tỷ đồng để cơ cấu nợ, Vinaconex (VCG) "tự tin" lãi ròng tăng 140%

Dự kiến số tiền thu được từ đợt chào bán cổ phiếu là 1.197 tỷ sẽ được Vinaconex dùng để thanh toán các khoản nợ ...

6 cổ phiếu đáng để nhà đầu tư "trú ẩn" hưởng cổ tức

Trong bối cảnh lãi suất thấp, thị trường chứng khoán nhiều biến động, chiến lược phù hợp hiện tại là mua những cổ phiếu tốt ...

Giao dịch khối ngoại tuần 15-19/4: Tiếp tục bán ròng nghìn tỷ, xuất hiện một phiên "gom ròng" lớn trên HoSE

Trong phiên giao dịch 19/4, khối ngoại bất ngờ "gom mạnh" trên HoSE, tập trung nhiều vào nhóm bluechips và midcaps.

Bá Tùng

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục