Sau lệnh cấm ngày 20/7, Ấn Độ tiếp tục áp thuế 20% với gạo đồ xuất khẩu

(Banker.vn) Sau lệnh cấm xuất khẩu gạo, Ấn Độ tiếp tục áp thuế 20% đối với gạo đồ xuất khẩu. Sắc lệnh công bố rạng sáng 26/8 và có hiệu lực ngay lập tức.
Ấn Độ làm rõ các ngoại lệ đối với lệnh cấm xuất khẩu gạo Lộ tin Ấn Độ xem xét hạn chế các hoạt động xuất khẩu gạo Myanmar hạn chế xuất khẩu tất cả các loại gạo từ đầu tháng 9/2023

Theo Reuters và báo chí Ấn Độ, việc Chính phủ Ấn Độ áp dụng mức thuế 20% đối với việc xuất khẩu gạo đồ được cho biết là một động thái nhằm duy trì đủ lượng gạo dự trữ trong nước và kiểm soát giá trong nước.

Đáng chú ý, thuế xuất khẩu được áp dụng vào ngày 25/8 và sẽ có hiệu lực cho đến ngày 16/10/2023. Việc miễn thuế sẽ áp dụng đối với gạo đồ nằm tại các cảng hải quan chưa được cấp LEO (cho phép xuất khẩu) và được bảo đảm bằng LC (Thư tín dụng) hợp lệ trước ngày 25/8/2023.

Như vậy, Ấn Độ hiện đã áp đặt các hạn chế đối với tất cả các loại gạo non-basmati.

Ấ2 tháng đầu năm 2023, giá gạo xuất khẩu bình quân tăng 9,86%
Gạo toàn cầu đang tăng vọt sau lệnh cấm từ Ấn Độ

Với việc áp thuế mới từ Ấn Độ, chia sẻ với phóng viên Công Thương, ông Phan Văn Có, Giám đốc Martketing Công ty TNHH Vrice cho hay, gạo đồ của Ấn Độ hiện có giá rẻ hơn nhiều so với hai quốc gia xuất khẩu khác là Thái Lan và Việt Nam. Do vậy việc áp thuế 20% để tăng giá xuất khẩu sẽ giúp Chính phủ nước này có thêm tài chính bởi lẽ giá gạo trắng giao dịch trên toàn cầu hiện nay ở mức rất cao, trong khi đó họ đã ký được hợp đồng bán gạo trắng cho Trung Quốc, Indonesia trước đó.

"Có thể giá gạo toàn cầu sẽ không tăng… vì lượng dữ trữ các nước lớn như Trung Quốc, Mỹ, Canada, Australia ở mức cao. Và việc khan hiếm hay hạn chế xuất khẩu chỉ là động tác làm giá của thị trường, đặc biệt là những quốc gia chiếm sản lượng lớn trên thị trường xuất khẩu"- ông Có dự báo.

Trước đó, vào ngày 20/7 Chính phủ Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati để tăng nguồn cung trong nước và kiểm soát giá bán lẻ trong mùa lễ hội sắp tới.

Lệnh cấm nay ngay khi ban hành đã thúc đẩy một số người mua tăng mua gạo đồ và nâng giá gạo lên mức cao kỷ lục trong vòng hơn 10 năm qua. Bởi Ấn Độ chiếm hơn 40% xuất khẩu gạo thế giới và lượng gạo tồn kho thấp ở các nhà xuất khẩu khác có nghĩa là bất kỳ sự cắt giảm xuất khẩu nào cũng có thể làm tăng giá lương thực vốn đã tăng do xung đột chính trị trên thế giới và biến đổi khí hậu.

Mai Ca

Theo: Báo Công Thương