Sau 23 năm, Chứng khoán Việt Nam có 7,2% dân số tham gia, kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế

(Banker.vn) Phiên giao dịch ngày 28/7 đánh dấu cột mốc 23 năm giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE). Từ 2 cổ phiếu REE và SAM giao dịch phiên đầu tiên ngày 28/7/2000, đến nay HoSE đã có 395 mã, giá trị vốn hóa của sàn HOSE đã đạt 4,46 triệu tỷ đồng.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM tiền thân là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. HCM được thành lập năm 1998 theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, chính thức khai trương hoạt động vào ngày 20/7/2000 và có phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000 và trở thành đơn vị giao dịch chứng khoán tập trung đầu tiên của Việt Nam.

Sau 23 năm, Chứng khoán Việt Nam có 7,2% dân số tham gia, kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế

Thời điểm đó, 2 cổ phiếu niêm yết đầu tiên là mã REE của Công ty CP Cơ điện lạnh và SAM của Công ty CP Cáp và Vật liệu viễn thông (nay là Công ty CP SAM Holdings).

Việc ra đời của HOSE đã chính thức đưa thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đi vào hoạt động có tổ chức với mục tiêu xây dựng một kênh huy động, phân bổ vốn trung và dài hạn hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

Ngày 2/4/2001 (phiên giao dịch thứ 102), TTCK Việt Nam ghi nhận sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đầu tiên khi một nhà đầu tư cá nhân mang quốc tịch Anh đã khớp lệnh mua 100 cổ phiếu TMS.

Đến hết năm 2001 với tổng cộng 5 mã cổ phiếu, VN-Index vẫn có thể tạo ra đợt sóng đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam khi tăng gấp hơn 2 lần lên 235,4 điểm và đạt giá trị vốn hóa là 1.600 tỷ đồng.

Sau 23 năm, Chứng khoán Việt Nam có 7,2% dân số tham gia, kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế

TTCK Việt Nam ngày càng chứng minh sự hấp dẫn nhờ hàng hóa đa dạng, được hỗ trợ bởi kinh tế vĩ mô ổn định và còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn, đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài. Thời điểm năm 2007, 2008, tỷ trọng giao dịch của khối ngoại so với toàn thị trường lên lần lượt đạt 22,37% và 24,7%..

Từ sau đợt sóng 2006-2007, HOSE mới lần đầu tiên đạt số lượng cổ phiếu niêm yết vượt trên 100 mã và tới năm 2009, giá trị giao dịch bình quân một phiên mới đạt trên 1.000 tỷ đồng.

Kết thúc năm 2009, VN-Index đã hồi phục mạnh, tăng 57% kể từ đầu năm và tăng gấp 2,65 lần so với mức thấp nhất ghi nhận trong năm tại 235,5 điểm vào 24/2/2009.

Mức thanh khoản 15.000-17.000 tỷ đồng/phiên là những con số "không tưởng" trong giai đoạn 2020 đổ về trước bởi năm có thanh khoản tốt nhất là 2018 chỉ có bình quân 5.390 tỷ đồng/phiên.

Và trong năm 2018 thị trường ghi nhận giá trị mua ròng kỷ lục của nhà đầu tư ngoại, lên đến 43.076 tỷ đồng, tương đương khoảng 1,9 tỷ USD và giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài duy trì ổn định quanh mức 17,63% trên tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.

Tuy nhiên, ngay sau đó giảm mạnh 3 năm liên tiếp, NĐTNN chuyển sang bán ròng vào năm 2021 với giá trị hơn 58.000 tỷ đồng và mua ròng trở lại vào năm 2022 với giá trị 26.674 tỷ đồng.

Thực tế, thời kỳ đỉnh cao của HOSE mới xuất hiện gần đây. Các năm 2021-2022, thời điểm dịch COVID-19 lại bắt đầu một con sóng lịch sử kéo VN-Index vượt 1.500 điểm, giá trị giao dịch nhảy vọt lên mức 21.590 tỷ đồng và 17.000 tỷ đồng.

Các phiên giao dịch trong tháng 7/2023 thường xuyên có những phiên đạt hơn 20.000 tỷ đồng. Còn nếu chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2023, giá trị giao dịch cũng đạt bình quân 11.710 tỷ đồng/phiên, một bước tiến xa so với giai đoạn 2019 đổ về trước.

Tính đến hết tháng 6, giá trị vốn hóa của sàn HOSE đã đạt 4,46 triệu tỷ đồng, tăng hơn 11.000 lần so với phiên giao dịch đầu tiên của TTCK và tương đương 46,95% GDP năm 2022. Số lượng cổ phiếu niêm yết trên sàn là 395 mã.

Các mã hàng đầu về vốn hóa cũng đang là những trụ cột của nền kinh tế Việt Nam. Trong top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường có 4 cổ phiếu VCB, BID, VPB, CTG trong đó VCB là cổ phiếu duy nhất trên thị trường chứng khoán có vốn hóa trên 20 tỷ USD. Một số cổ phiếu như VHM, BID có vốn hóa hơn 10 tỷ USD.

Sau 23 năm, Chứng khoán Việt Nam có 7,2% dân số tham gia, kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế

Không chỉ gia tăng về số lượng cổ phiếu, thị trường chứng khoán còn có thêm các sản phẩm đầu tư khác như: chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng chỉ quỹ ETF, REIT, chứng quyền có đảm bảo (Covered Warrants), trái phiếu doanh nghiệp...

Thống kê của Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho thấy tính đến cuối tháng 6, tổng số tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước đã vượt mức 7,25 triệu tài khoản, tương đương khoảng hơn 7,2% dân số tham gia thị trường,

Nhóm các Công ty chứng khoán (CTCK) cũng tăng trưởng đáng kể nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Nếu như thời điểm mới thành lập năm 2000, thị trường chỉ có sự tham gia của 6 CTCK thành viên thì đến nay, số lượng CTCK đã lên tới trên 70, trong đó bao gồm nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài, thậm chí không ít CTCK có quy mô tương đương các ngân hàng tầm trung.

Hiện VN-Index đang giao dịch quanh ngưỡng 1.200, nhưng với triển vọng tích cực về môi trường vĩ mô cũng như sự ổn định của các yếu tố nội tại, VN-Index được tin tưởng sẽ sớm trở lại đỉnh cao cũ, thậm chí tiến xa hơn trong những năm tới.

Trong thời gian tới, nếu kết quả kiểm thử KRX diễn ra thuận lợi, nhà đầu tư hoàn toàn có thể chứng kiến những sự thay đổi lớn hơn trên HOSE ngay trong giai đoạn 2023-2024. Những sản phẩm mới như bán chứng khoán chờ về, giao dịch T+0 và thanh toán đối tác trung tâm bù trừ, ký quỹ một phần tiền... chắc chắn sẽ giúp thanh khoản có bước nhảy mới và thậm chí vượt qua các kỷ lục mới được thiết lập trong thời gian gần đây.

Tại tọa đàm “Đối thoại tháng 7 - Kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán” sáng 25/7, bà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch UBCKNN cho biết, thời gian qua UBCKNN đã tổ chức nhiều cuộc làm việc với các bên liên quan tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc nâng hạng thị trường. Cuối tháng 8 này, UBCKNN sẽ tổ chức tọa đàm tại Hồng Kông (Trung Quốc), làm việc với các tổ chức xếp hạng để đánh giá tiềm năng thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm nâng hạng từ cận biên lên mới nổi.

Sự hồi phục nhanh của VN-Index thời gian qua đã phần nào chứng tỏ tiềm năng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Dù bức tranh lợi nhuận doanh nghiệp chưa có nhiều điểm sáng nhưng chỉ số đã tăng tới 38% kể từ mức đáy tháng 11/2022. So với “đợt sóng” năm 2018, rõ ràng thời gian hồi phục của VN-Index đã diễn ra nhanh hơn.

Trong báo cáo Phân loại thị trường mới nhất của FTSE Russell, Việt Nam tiếp tục là thị trường cận biên (Frontier) và nằm trong d anh sách theo dõi khả năng nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp (Secondary Emerging market).

Tăng trưởng xanh là nhiệm vụ then chốt của quốc gia để kiến tạo không gian phát triển bền vững

Hiện Bộ Tài chính đang xây dựng Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030, trong đó đưa ra giải pháp phát triển theo 4 ...

Chủ tịch UBCKNN: Hai nhóm vấn đề cần làm để đạt kế hoạch nâng hạng thị trường

Tại sự kiện Đối thoại tháng 7 với chủ đề “Kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán” diễn ra vào sang 26/7, bà ...

Doanh nghiệp “trụ hạng” có nhiều cơ hội, thời khó khăn nhất với "cổ đất" đã đi qua

Theo giới phân tích, cổ phiếu nhóm bất động sản dù có phục hồi nhưng vẫn thấp so với mặt bằng chung và do đó, ...

Quỳnh Nga

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán