Sản lượng dầu thô Mỹ sắp đạt mức kỷ lục; châu Âu vẫn phụ thuộc vào LNG của Nga

(Banker.vn) Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ đạt mức cao kỷ lục trong 2 năm tới.
Giảm gần 1 triệu thùng/ngày, sản lượng dầu thô của OPEC+ ở mức thấp nhất từ tháng 8/2021 OPEC+ đồng ý tăng cường cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 2,2 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2024 Sản lượng dầu của Mỹ sẽ chạm mức kỷ lục mới?

Cụ thể, EIA dự báo sản lượng dầu thô của Mỹ năm 2024 sẽ tăng 290.000 thùng/ngày, lên mức kỷ lục 13,21 triệu thùng/ngày.

Ngoài ra, EIA cũng dự báo sản lượng dầu thô của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) sẽ giảm 620.000 thùng/ngày, xuống còn 36,44 triệu thùng/ngày vào năm 2025, thấp hơn so với mức trung bình 5 năm là 40,2 triệu thùng/ngày trước thời kỳ đại dịch Covid-19.

Trước đó, sản lượng của Mỹ dự kiến sẽ tăng cao vào năm 2024 và 2025, song tốc độ tăng được dự báo sẽ chậm lại so với mức tăng 1 triệu thùng/ngày của năm 2023 do sự sụt giảm hoạt động của các giàn khoan.

Dau tho My
Sản lượng dầu thô Mỹ sắp đạt mức kỷ lục

Theo EIA, về nhu cầu, dự kiến tăng trưởng tiêu thụ toàn cầu sẽ ở mức 1,4 triệu thùng/ngày vào năm 2024 và 1,2 triệu thùng/ngày vào năm 2025, thấp hơn mức tăng 1,9 triệu thùng/ngày của năm 2023, do nền kinh tế Trung Quốc suy giảm.

Đặc biệt, EIA cảnh báo căng thẳng gia tăng ở Trung Đông và các cuộc tấn công vào tàu thuyền ở Biển Đỏ có thể làm gián đoạn dòng chảy thương mại và đẩy giá dầu lên cao.

Châu Âu vẫn phụ thuộc vào LNG của Nga

Theo báo cáo của Global Witness, xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu đã sụt giảm kể từ khi đường ống Nord Stream 1 và 2 (Dòng chảy phương Bắc) gặp sự cố, tuy nhiên lượng nhập khẩu LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) của Nga vào Liên minh châu Âu (EU) đã tăng 40% kể từ khi chiến sự ở Ukraine nổ ra và hiện đang ở mức kỷ lục.

Từ tháng 1-7/2023, các nước EU đã mua 22 triệu mét khối LNG, so với 15 triệu mét khối trong cùng kỳ năm 2021 - tăng 40%. Đây là mức tăng mạnh hơn nhiều so với mức tăng nhập khẩu LNG trung bình toàn cầu của Nga, ở mức 6%”, Global Witness cho biết.

Được biết, châu Âu vẫn là khách hàng khí đốt lớn nhất của Nga - cả qua đường ống và LNG - khi các nước EU tiếp tục chi 1 tỷ USD mỗi tháng cho LNG Bắc Cực của Nga vào năm 2023.

Ngoài ra, trong báo cáo do Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch có trụ sở tại Helsinki (Phần Lan) công bố cho thấy: “EU vẫn là khách hàng hàng đầu về LNG và khí đốt qua đường ống của Nga, mua lần lượt 50% và 41% lượng xuất khẩu của Moscow”.

Theo Cơ quan thống kê của EU (Eurostat), trong quý III/2023, Nga cung cấp khoảng 12% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của EU và khoảng 8% lượng LNG của nước này.

LNG hiện chiếm 45-50% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của EU và trong tháng 11/2023, xuất khẩu LNG của Nga sang EU đã đạt mức cao nhất mọi thời đại với hơn 1,75 triệu tấn. Theo dữ liệu từ Bộ Phát triển Kinh tế Nga, tổng lượng xuất khẩu nhiên liệu của Nga vào năm 2023 đạt khoảng 33,3 triệu tấn.

Trước đây, vào năm 2023, Mỹ cung cấp thị phần LNG lớn nhất cho EU lên tới 40%, tiếp theo là Nga và Qatar, cả hai đều có thị phần khoảng 13%. Trong suốt năm 2023, xuất khẩu LNG của Nga sang EU đã lên tới 15,5 triệu tấn, ngang bằng với lượng xuất khẩu vào năm 2022.

Thanh Bình

Theo: Báo Công Thương