Rộ tin Ukraine muốn đàm phán hòa bình với Nga

(Banker.vn) Phó Chánh văn phòng của Tổng thống Zelensky, ông Igor Zhovkva cho hay, Kiev dự định tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình lần thứ hai vào cuối năm nay.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/6/2024: Nga tiếp tục sử dụng bom FAB-3000; Ukraine rút lui vì thiếu quân Chiến sự Nga-Ukraine ngày 22/6/2024: Hàng chục nghìn người Ukraine đang trốn huy động; Nga chiếm ưu thế trên toàn mặt trận Chiến sự Nga-Ukraine 23/6/2024: Nguy cơ chiến tranh thế giới do quyết định của Mỹ; ông Trump nêu nguyên nhân xung đột

"Chúng tôi muốn tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình lần thứ hai trước cuối năm nay. Quá trình này không nên bị trì hoãn. Ukraine, không giống ai khác, muốn hòa bình càng sớm càng tốt", ông Zhovkva nói trong cuộc phỏng vấn với Interfax.

Tuy nhiên, ông Zhovkva nhấn mạnh, Ukraine chắc chắn không muốn hòa bình dựa trên cái gọi là sự thừa nhận thực tế của Nga. Kiev không thể chấp nhận yêu cầu của Nga về việc rút quân khỏi 4 khu vực Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia.

hó Chánh văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, ông Igor Zhovkva
Phó Chánh văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, ông Igor Zhovkva. Ảnh: AP

Thông tin thêm về hội nghị hòa bình thứ hai, ông Zhovkva cho biết, sự kiện này có thể do một quốc gia ở Nam Bán cầu tổ chức, song ông từ chối nêu tên bất kỳ quốc gia cụ thể nào. Ông cho rằng, “Nga có thể cố gắng ngăn chặn hội nghị diễn ra”.

Trước đó, theo đề nghị của phía Ukraine, Thụy Sĩ đã tổ chức hội nghị hòa bình Ukraine lần thứ nhất vào hôm 15-16/6. Sự kiện có sự tham gia của hơn 90 quốc gia và tổ chức quốc tế, nhưng không có Nga. Hội nghị tập trung vào 3 điểm chính trong "công thức hòa bình" của Tổng thống Zelensky, bao gồm trao đổi tù nhân, an ninh lương thực và hạt nhân.

Kết thúc hội nghị Ukraine và các đồng minh không thể thuyết phục những quốc gia ký vào tuyên bố chung cuối cùng và không có quốc gia nào đứng ra đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh tiếp theo. Những quốc gia không ký thông cáo chung bao gồm: Armenia, Bahrain, Brazil, Vatican, Ấn Độ, Indonesia, Jordan, Iraq, Colombia, Libya, Mexico, Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất, Rwanda, Ả-rập Xê-út, Thái Lan và Nam Phi.

Theo người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, các cuộc đàm phán không thể mang lại giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột nếu không có Nga. “Chúng tôi không có gì để nói với họ. Chúng tôi muốn gặp nhau lần sau tại một sự kiện thực chất và hứa hẹn hơn”, ông Peskov nói.

Vấn đề hoà bình Ukraine không được thảo luận ở Thuỵ Sĩ. Thay vào đó, các vấn đề nhân đạo và bán nhân đạo đang được thảo luận”, ông Peskov cho hay. Ông lưu ý, đề xuất gần đây nhất của Tổng thống Vladimir Putin về một lệnh ngừng bắn đã bị những người tham gia hội nghị thượng đỉnh công khai bác bỏ.

Phát biểu tại cuộc họp của Bộ Ngoại giao Nga, ông Putin tuyên bố, Moscow sẽ ra lệnh ngừng bắn và bắt đầu đàm phán nếu Kiev đáp ứng một số điều kiện: Công nhận toàn bộ 5 khu vực đã trưng cầu dân ý sáp nhập Nga là một phần của Nga, rút quân khỏi những khu vực này; từ bỏ nỗ lực gia nhập NATO; cam kết không tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân, cũng như “phi quân sự hóa”, “phi phát xít hóa” và tôn trọng quyền của người dân nói tiếng Nga.

Tổng thống Putin cho biết, để đạt được một nền hòa bình lâu dài, tất cả những điều này cần được công nhận ở cấp độ quốc tế và sau đó là dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga.

Lời đề nghị của Tổng thống Putin ngay lập tức bị người đồng cấp Ukraine và một số lãnh đạo phương Tây từ chối. Bình luận về phản ứng của phương Tây trước lời đề nghị của Tổng thống Putin, ông Peskov nói rằng chúng "không mang tính xây dựng".

Thanh Bình

Theo: Báo Công Thương