Review BCTC TPBank: Nợ xấu vượt lợi nhuận 6 tháng đầu năm, tăng 60% so với quý 1

(Banker.vn) Vừa qua, ngân hàng TPBank đã công bố BCTC quý 2/2023. Mặc dù báo lãi nghìn tỷ tuy nhiên doanh thu và LNST của TPBank đồng loạt sụt giảm so với quý trước đó. Đáng chú ý, nợ xấu của ngân hàng bất ngờ tăng gần gấp đôi.

Lợi nhuận sau thuế sụt giảm trong quý 2/2023

Kết thúc quý 2/2023, lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (HOSE: TPB) ghi nhận con số 1.293 tỷ đồng, lần lượt giảm 25,27% và 8,4% so với cùng kỳ năm 2022 và quý 1/2023.

Trong 6 tháng đầu năm, nguồn thu chủ yếu của ngân hàng vẫn đến từ thu nhập lãi thuần, nhưng tỷ trọng thu nhập ngoài lãi có sự cải thiện tích cực khi tăng lên mức 28% trên tổng thu nhập. Trong đó, thu nhập thuần từ dịch vụ tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ khi đạt 1.500 tỷ đồng tính đến ngày 30/6, tương đương tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến 30/6/2023, tổng huy động đã đạt trên 302.000 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng tài sản đạt gần 343.500 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ.Tổng dư nợ trên thị trường 1 tăng chậm hơn cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn đạt mức gần 7%, cao hơn mức chung của thị trường với tỷ lệ tăng trưởng chỉ hơn 4%.

Nợ xấu tăng gần 60% so với quý 1/2023, cao hơn LNTT 6 tháng đầu năm

Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Cụ thể, nếu quá thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu. Theo khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN. Nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 lần lượt là nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.

Tại ngày 30/6, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn của TPBank ghi nhận lần lượt là 2.146 tỷ đồng, 1.129 tỷ đồng, 635,9 tỷ đồng.

Ở diễn biến khác, kết thúc quý 1/2023, các khoản nợ này tại TPBank lần lượt ghi nhận 1.199 tỷ đồng, 764 tỷ đồng và 533 tỷ đồng. Đánh giá một cách tổng quan, dựa trên phân loại nợ, tổng giá trị nợ xấu của TPBank đạt hơn 3.900 tỷ đồng, tăng gần 60% so với con sô 2.496 tỷ đồng tại quý 1/2023. Nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ làn lượt tăng 79% và 48% so với quý 1 là nguyên nhân chính làm tăng giá trị nợ xấu của TPBank.

Review BCTC TPBank: Nợ xấu quý 2 vượt lợi nhuận 6 tháng đầu năm, tăng 60% so với quý 1
Phân tích chất lượng nợ vay. Nguồn: BCTC TPBank quý 1/2023.

Review BCTC TPBank: Nợ xấu quý 2 vượt lợi nhuận 6 tháng đầu năm, tăng 60% so với quý 1

Phân tích chất lượng nợ vay. Nguồn: BCTC TPBank quý 2/2023.

Với hơn 3.900 tỷ đồng ghi nhận tại quý 2/2023, nợ xấu của ngân hàng thương mại này đã vượt lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm. Trong 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt gần 3.400 tỷ đồng, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 39% kế hoạch kinh doanh cả năm.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu của Chủ tịch Đỗ Minh Phú diễn biến tương đối tích cực trong 6 tháng đầu năm khi liên tục vượt đỉnh ngắn hạn. So với vùng giá 12.000 đồng tại tháng 11/2022, cổ phiếu TPB đã có nhịp tăng tới gần 70% khi chạm tới mức 19.800 đồng trong tháng 6/2023. Hiện tại, TPB đang giao động quanh vùng giá 19.000 với thanh khoản lớn.

Review BCTC TPBank: Nợ xấu quý 2 vượt lợi nhuận 6 tháng đầu năm, tăng 60% so với quý 1
Diễn biến giá cổ phiếu TPB.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản chấp thuận việc Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) được tăng vốn điều lệ thêm tối đa 6.198 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu phổ thông để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu theo phương án đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 của TPBank thông qua.

Trước đó, ĐHĐCĐ thường niêm 2023 của TPBank đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ thông qua phát hành gần 620 triệu cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông, tương đương tỷ lệ 39,19%. Thời gian phát hành dự kiến là trong năm 2023, tùy thuộc vào quá trình xét duyệt của cơ quan có thẩm quyền.

Nguồn tiền dùng để tăng vốn là 6.199 tỷ đồng. Trong đó, ngoài 2.102 tỷ đồng lấy từ lợi nhuận năm 2022, ngân hàng cũng trích 1.536 tỷ đồng từ lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến năm 2021 và 2.561 tỷ đồng từ thặng dư vốn cổ phần.

Sau khi hoàn thành việc phát hành cổ phiếu, vốn điều lệ của TPBank sẽ tăng từ 15.817 tỷ đồng lên 22.016 tỷ đồng.

Bac A Bank báo lãi quý II "giật lùi", nợ xấu tăng mạnh

Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank, HNX: BAB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2023 với kết quả kinh ...

Chi phí dự phòng 'ăn mòn' gần hết lợi nhuận một ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu lên 4,69%

Trong quý II, chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh đã "ngốn" hết lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Bao Viet ...

BaoVietBank trích dự phòng tới 324 tỷ đồng, nợ xấu vọt tăng 58% so với đầu năm

Theo báo cáo tài chính quý 2/2023, Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank) ghi nhận lãi trước thuế đạt gần 18 tỷ đồng sau khi ...

Hoàng Anh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán