Cơ hội giải ngân trong mắt nhà đầu tư ngoại | |
Từ việc tái cơ cấu kinh tế gia đình tôi đã trở thành một nhà đầu tư |
Vào những tháng cuối năm 2022 đặc biệt là cuối tháng 10 và nửa đầu tháng 11, thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua “cú shock” khi liên tiếp xuất hiện các đợt bán tháo rất mạnh. Việc giá chứng khoán giảm nhanh, giảm mạnh khiến nhà đầu tư không phản ứng kịp, hoặc bị cuốn vào đợt bán tháo giá rẻ dẫn tới thua lỗ nặng nề.
Ảnh minh họa |
Là một nhà đầu tư kì cựu, từng tham gia đầu tư ở thị trường quốc tế với nhiều lĩnh vực như: bất động sản, chứng khoán…, bà Ngô Thị Dung cho rằng, để tồn tại trong cuộc chơi khắc nghiệt này, nhà đầu tư cần không ngừng nâng cao trình độ, trui rèn bản lĩnh.
Theo số liệu từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), tính đến cuối tháng 5/2022 - khi thị trường chứng khoán Việt Nam có sự tăng trưởng khá ấn tượng - thị trường ghi nhận 5.653.695 tài khoản giao dịch. Mục tiêu 5% dân số đầu tư chứng khoán đến 2025 của Chính phủ đã được hoàn thành sớm 3 năm.
Tuy nhiên, đến tháng 7/2022, số lượng tài khoản chứng khoán nhà đầu tư trong nước mở mới chỉ còn 199.128 tài khoản, giảm 58% so với tháng 6. Đây là giai đoạn thị trường chứng khoán có nhiều biến động.
Tính hết tháng 7, tổng số tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước đạt hơn 6,3 triệu, tương ứng hơn 6,4% dân số.
Trao đổi với Kinh tế Chứng khoán Việt Nam, bà Ngô Thị Dung cho hay, tỷ trọng người tham gia đầu tư chứng khoán so với dân số ở Việt Nam hiện còn khá thấp so với thế giới. “Theo tôi được biết, tính đến hết tháng 2 vừa qua, Trung Quốc đã chính thức đạt mốc 200 triệu tài khoản chứng khoán, tương ứng với khoảng 13% dân số trong khi tại Nhật Bản, ước tính có đến 30% dân số tham gia vào kênh đầu tư này. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài mà tôi từng gặp nói rằng thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay có rất nhiều điểm giống với thị trường của các nước châu Á khác trong khoảng 10 – 15 năm về trước”, bà Ngô Thị Dung nói.
Không chỉ khác nhau về sự trồi sụt của tỷ lệ người tham gia vào thị trường chứng khoán, theo bà Dung, nhiều nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt thường có tâm lý “đánh nhanh, thắng nhanh” trong khi hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài lại hướng đến lợi nhuận ở trung hoặc dài hạn.
“Về việc chọn mã cổ phiếu để đầu tư, tôi thấy họ cũng khác với nhà đầu tư nội. Bạn bè tôi - người nước ngoài thường chọn đầu tư vào những doanh nghiệp Việt có cấu trúc hoặc mô hình hoạt động tương tự với những doanh nghiệp lớn ở nước họ. Biến động giá trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài cũng không quá quan trọng. Họ cũng sẽ không tập trung hết tiền vào những mã tăng trần liên tục. Thay vì đó, họ sẽ lựa chọn theo uy tín của doanh nghiệp, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đó trong một khoảng thời gian tối thiểu 5 năm trở lại”, bà Ngô Thị Dung nhận định.
Đáng chú ý, vừa qua, sau khi thua lỗ nặng nề, một số người Việt lựa chọn từ bỏ chứng khoán, đóng tài khoản vĩnh viễn thì bà Dung cho hay, bạn bè là nhà đầu tư nước ngoài của bà đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ là một kênh đầu tư sinh lời rất tốt trong khoảng 5 năm tới. Dù giai đoạn này có thể còn nhiều khó khăn nhưng họ cho rằng "hết mưa sẽ thấy được cầu vồng".
Nếu như một bộ phận nhà đầu tư trong nước mua – bán cổ phiếu tùy hứng thì theo bà Dung, nhà đầu tư nước ngoài “họ cơ cấu rất bài bản”. Với bất cứ số tiền nào, dù ít hay nhiều thì cơ cấu của nhà đầu tư nước ngoài sẽ là 70% cho những mã cổ phiếu Bluechip mà nếu ở Việt Nam chắc họ sẽ chỉ tập trung vào VN-30; 30% còn lại mới dành cho những mã Mid-Cap hay Penny.
“Nhà đầu tư nước ngoài cũng muốn kiếm tiền, chỉ là cách thức đầu tư của họ luôn ưu tiên hướng đến sự an toàn hơn nhà đầu tư nội. Không chỉ vậy, họ rất ngại chứng khoán phái sinh và chỉ tập trung vào chứng khoán cơ sở”, bà nhấn mạnh.
Vị CEO này cho rằng trong bối cảnh hiện nay, các nhà đầu tư nên tập trung trang bị nền tảng kiến thức thật vững vàng. Khi có kiến thức chuyên sâu, bạn sẽ không dễ bị lung lay bởi những tin đồn, thông tin trái chiều xuất hiện mọi lúc mọi nơi.
“Ở bất cứ thị trường nào, trong hoạt động đầu tư thì thông tin luôn là một phần rất quan trọng nhưng bên cạnh việc lắng nghe, nhà đầu tư cũng cần phân tích sâu hơn về thông tin đó. Do vậy, kiến thức sẽ là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư tỉnh táo đưa ra quyết định cuối cùng. Một nguyên tắc sống còn khác trong đầu tư đó là cần có tư duy hướng đến giá trị bền vững thay vì việc kiếm tiền nhanh. Chúng ta nên trở lại với những kênh đầu tư trung và dài hạn có mức độ an toàn cao”, CEO Ngô Thị Dung khuyến nghị.
PV
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|