Ra mắt công cụ định giá sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt Nam

(Banker.vn) Phần mềm định giá Tài sản trí tuệ (Value IP) sẽ giúp có các công ty tại Việt Nam thuộc mọi quy mô và ngành có thể xác định được chính xác giá trị tài sản trí tuệ của doanh nghiệp mình, góp phần rất lớn trong việc xác lập giá trị doanh nghiệp để đạt được mục tiêu tăng trưởng.
Ra mắt công cụ định giá sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt Nam
Sở hữu trí tuệ (IP) với tư cách là yếu tố chính thúc đẩy năng suất và tăng trưởng kinh tế đang trở thành tâm điểm chú ý khi các tài sản vô hình chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng tài sản của mỗi doanh nghiệp

Ngày 23/8, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã tổ chức buổi thảo luận về định giá Tài sản trí tuệ (Value IP) và giới thiệu Phần mềm định giá Sở hữu trí tuệ (IP).

Theo đó, Sở hữu trí tuệ (IP) với tư cách là yếu tố chính thúc đẩy năng suất và tăng trưởng kinh tế đang trở thành tâm điểm chú ý khi các tài sản vô hình chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng tài sản của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong công nghệ.

Theo Xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), tài sản sở hữu trí tuệ IP tiếp tục đóng vai trò quan trọng và phù hợp trong việc góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và khu vực. Một phần của các biện pháp chiến lược được đưa ra trong bản Xây dựng chi tiết bao gồm tăng cường các cơ chế khu vực trong việc phát triển các dịch vụ định giá IP để nâng cao nhận thức về giá trị của IP như một tài sản tài chính.

Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ cho rằng, việc ra mắt phần mềm định giá IP đóng vai trò quan trọng cho mục đích phát triển kinh tế của Việt Nam. Từ đó, giúp cho các doanh nghiệp định giá tài sản của mình một cách chính xác hơn. Đây sẽ là một bước tiến đột phá phát triển lĩnh vực định giá sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Ra mắt công cụ định giá sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt Nam
Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ phát biểu tại hội thảo.

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cũng đã xác định cần phải đưa vấn đề Tài chính Sở hữu trí tuệ lên làm ưu tiên hàng đầu. Thực tế, trong khu vực ASEAN, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Philippines đã bắt đầu thúc đẩy Sáng kiến Tài chính Sở hữu trí tuệ như một phương án tài chính thay thế để giúp các doanh nghiệp định hướng đổi mới tiếp cận với nguồn vốn.

“Mặc dù trên thực tế, các doanh nghiệp đã nỗ lực rất nhiều để khái niệm hóa và bảo vệ tài sản trí tuệ của họ, nhưng hầu hết họ không thể khai thác thương mại các tài sản trí tuệ này và đối mặt với thách thức trong việc huy động vốn và xác định giá trị ở những doanh nghiệp mà tài sản phần lớn là tài sản trí tuệ”, ông Lê Đức Thắng, Trưởng Văn phòng Le & Partner cho biết.

Nhìn chung, các phương pháp định giá IP thông thường tốn kém và mất thời gian, gây khó khăn đối với các công ty không có nguồn lực và tài chính dồi dào. Do đó, nếu không được tiếp cận với định giá sở hữu trí tuệ chính xác và đáng tin cậy, các cơ hội nhận được sẽ thấp hơn hoặc thậm chí gần bằng 0 đối với các doanh nghiệp.

Với phần mềm định giá Tài sản trí tuệ (Value IP), giờ đây các công ty thuộc mọi quy mô và ngành có thể xác định được chính xác giá trị tài sản trí tuệ của doanh nghiệp mình, góp phần lớn rất lớn trong việc xác lập giá trị doanh nghiệp để đạt được mục tiêu tăng trưởng và thúc đẩy nâng cao chỉ số sáng tạo của Việt Nam trên bản đồ chỉ số sáng tạo thế giới.

“Phần mềm định giá Sở hữu trí tuệ này là một bước tiến đáng kể khi tài sản Sở hữu trí tuệ có thể được định giá và giao dịch. Việc sử dụng bộ đánh giá này sẽ giúp các doanh nghiệp và công ty có thể hiểu và nhận định chính xác tiềm năng tài sản IP của họ, và sau đó quyết định chiến lược phát triển dựa trên tiềm năng đó, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và tinh chỉnh của hệ sinh thái IP”, bà Lê Thục Phương, Chủ tịch VBS Capital nhận định.

Valuing IP được khởi tạo từ Malaysia đã được thảo luận với các nhà hoạch định chính sách và các công ty từ Indonesia, Singapore, Philippines, Ấn Độ, Nhật Bản và bây giờ đã có mặt tại Việt Nam với mục tiêu giúp tối ưu hoá giá trị các doanh nghiệp Việt và nhanh chóng đẩy nhanh quá trình thương mại hoá các tài sản trí tuệ Việt.

Cuối chương trình là lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa các bên về việc hợp tác phát triển lĩnh vực định giá Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Chương trình Hội thảo IP Value Talk được kỳ vọng sẽ tạo ra những dấu mốc mới cho việc phát triển định giá tài sản sở hữu trí tuệ và tài chính Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Sở hữu trí tuệ - kim chỉ nam giúp thanh niên khởi nghiệp sáng tạo

Dịch Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội. Đặc biệt, cộng đồng DN khởi ...

Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ

Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ vào sáng 16/6 với ...

Khái niệm về thuế VAT, vai trò của thuế VAT

Thuế VAT xuất hiện trên các hóa đơn mua hàng. Đây là một trong những loại thuế đóng vai trò quan trọng trong việc cân ...

Tiểu Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán