Quyền con người: Một mục tiêu hàng đầu trong cải cách luật pháp và tư pháp Quyền con người trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam |
Quyền con người theo quan điểm của cộng đồng quốc tế là các nhu cầu về vật chất như ăn, ở, đi lại, kết hôn, làm ăn, buôn bán…) và về tinh thần như bầu cử, ứng cử, … quyền tự do ngôn luận, báo chí, đặc biệt là quyền tiếp cận thông tin đối với tất cả mọi người…được quy định trong Hiến pháp và Pháp luật.
Thương mại điện tử là: Các hoạt động mua - bán thông qua internet, mạng xã hội. Quản lý thương mại điện tử được xem là hoạt động của các cơ quan chức năng nhà nước bảo đảm các quyền của người mua và người bán một cách công bằng-đúng pháp luật trên internet, mạng xã hội.
Bảo đảm quyền con người trong quản lý thương mại điện tử như thế nào?
Ảnh minh họa |
Có thể nói, cho đến nay việc bảo đảm quyền con người trong các hoạt động thương mại điện tử vẫn đang là một cơ hội và thách thức trong xã hội ta.
Những cơ hội và thách thức đó bao gồm: Khung pháp lý (Hiến pháp, Pháp luật...) và văn hóa của người mua, kẻ bán.
Về mặt pháp lý, Điều 51 Hiến pháp 2013, quy định:
“Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ...; Các thành phần kinh tế đều bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững;... Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa; Điều 14 quy định:
“Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Quyền kinh doanh - hoạt động thương mại nói chung, quyền mua và bán nói riêng cũng đã được quy định trong Hiến pháp và Pháp luật.
Điều 33. Quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”.
Ngày nay quyền con người trong quản lý thương mại điện tử vẫn đang là một cơ hội và thách thức.
Về cơ hội - Từ khi Việt Nam nối mạng toàn cầu (ngày 19/11/1997 ) internet đã làm thay đổi cuộc sống của con người nói chung, cho hoạt động thương mại nói riêng. Từ con số không của những năm đầu ở thập niên 90, Việt Nam đã trở thành một trong những nước có internet, mạng xã hội tiên tiến ( mạng 3G, 4G) phủ sóng trên khắp lãnh thổ, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền núi và hải đảo.
Trên lĩnh vực thương mại nói chung, ngày nay doanh nghiệp, người mua, kẻ bán đều có thể sử dụng mạng internet, mạng xã hội, nhất là mạng Facebook để quảng bá sản phẩm giới thiệu hàng hóa, dịch vụ, khả năng giao hàng…; Người mua có thể tiếp cận sản phẩm qua hình ảnh, trao đổi với người bán về chất lượng, giá cả …của mặt hàng. Quan trọng hơn, ngày nay người mua không nhất thiết phải đến cửa hàng-siêu thị, mà có thể mua qua mạng những sản phẩm ở những nơi xa xôi mà mình không có điều kiện/ không nhất thiết phải đến. Chẳng hạn ngồi ở Hà Nội, người ta có thể mua càfe ở Buôn Mê Thuật; cá biển ở Phú Quốc; rau sạch ở Hòa Bình… Thậm chí có doanh nghiệp ở Hà Nội, buôn bán otô (qua mạng) ở tận Hoa Kỳ.
Về thách thức- trên lĩnh vực thương mại điện tử, đó là khả năng đánh giá đúng chất lượng sản phẩm. Có thể nói, ở nước ta hiện nay có hầu như tất cả các hàng hóa-Từ lương thực phẩm, hàng tiêu dùng ( như điện thoại, máy tính…), thuốc, thiết bị y tế…đến xe máy, otô đều nhập ngoại…Trong khi đó Nhà nước ta đã xóa bỏ chế độ bao cấp, hầu hết các mặt hàng đều do các doanh nghiệp nhập khẩu… giá cả đều do các doanh nghiệp quyết định. Do không trực tiếp tiếp cận được hàng hóa, người mua khó có thể đánh giá được chất lượng sản phẩm mình mua. Không ít người mua đã thất vọng khi được giao hàng. Tuy nhiên hiện nay đã có phương thức kiểm tra hàng trước khi trả tiền…nhưng không phải tất cả các mặt hàng đều có thể làm như vậy…thực tế cho thấy, nhưỡng nhược điểm của sản phẩm chỉ xuất hiện khi sử dụng.
Thách thức thứ hai - đó là tình trạng tham nhũng có khuynh hướng gia tăng. Đặc biệt là khả năng các cơ quan chức năng (Bộ, Sở…liên quan) “móc ngoặc” với công ty- che đậy tham nhũng dưới hình thức tập thể, để móc túi nhà nước, người dân. Vụ mua-bán kit test với bệnh covid 19 vừa qua là một ví dụ.
Nhìn nhận hoạt động thương mại điện tử qua lăng kính quyền con người, chúng ta thấy có những cơ hội và thách thức sau.
Còn nhớ trong thời kỳ bao cấp mỗi người, tùy theo vị trí xã hội người ta có thể được cung cấp các mặt hàng và dịch vụ nhất định. Người có cương vị cao thường được bao cấp các mặt hàng chất lượng tốt với giá cả thập và ngược lại, người có cương vị thấp thì được cung cấp hàng hóa, dịch vụ chất lượng thấp hơn. Trong thời kỳ này, các cô bán lương thực, thực phẩm được xem là “đẹp nhất” trong con mắt của các chàng trai chưa vợ. Ngày nay, tất cả mọi người đều có quyền tiếp cận các hàng hóa và dịch vụ một cách công bằng. Sự khác biệt duy nhất- đó là giá cả cho các hàng hóa và dịch vụ: Hàng hóa chất lượng càng cao thì giá cả càng đắt…
Xem xét trên lĩnh vực văn hóa thì giá cả chưa đủ mà còn ở lương tâm, trách nhiệm của người bán, cung cấp các dịch vụ và ý thức, văn hóa của người mua. Dịch vụ khám chữa bệnh là một ví dụ. Có thể nói hầu hết các thày thuốc chữa bệnh đều dựa trên bệnh lý để kê đơn/cho thuốc, thế nhưng vẫn có không ít sự phân biệt đối xử với người thân, người lạ.
Quyền con người trong quản lý thương mại điện tử ngày nay không chỉ có cơ hội mà còn có cả thách thức. Tôn trọng và bảo đảm quyền con người nói chung, trong thương mại điện tử nói riêng ngày nay đòi hỏi cả về khoa học - công nghệ và ý thức con người. Đồng thời với việc bảo đảm internet, mạng xã hội vận hành trôi chảy là việc bảo đảm quyền và trách nhiệm của người mua và người bán theo quy định của pháp luật, Bộ Công Thương có vị trí quan trọng nhất trong việc bảo đảm quyền và trách nhiệm của người bán, kẻ mua.
Ngày nay, khi thương mại điện tử ngày càng quan trọng, Bộ Công Thương cần và phải hướng dẫn và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử; Tổ chức thực hiện các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ và định hướng phát triển những mô hình kinh doanh mới trên nền tảng ứng dụng thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ số. Đồng thời tuyên truyền giáo dục về quyền con người trong hoạt động thương mại nói chung, thương mại điện tử nói riêng./.
TS. Cao Đức Thái
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|