Sau khi mua vào giai đoạn cuối năm 2022, quỹ ngoại Dragon Capital bắt đầu bán ra cổ phiếu của Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HOSE: DCM). Cụ thể, ngày 03/04, thành viên của Dragon Capital là DC Developing Markets Strategies Public Limited Company bán ra 1,8 triệu cổ phiếu DCM. Qua đó, tổng tỷ lệ sở hữu của Dragon Capital giảm từ 33,2 triệu đơn vị (tỷ lệ 6,27%) xuống còn 31,4 triệu đơn vị (tỷ lệ 5,93%).
Ước tính Dragon Capital có thể thu về hơn 43 tỷ đồng sau khi bán bớt cổ phiếu DCM |
Đóng cửa phiên giao dịch 03/04, thị giá cổ phiếu DCM dừng tại mức 24.050 đồng/cp, giảm 12% so với đầu năm 2023. Chiếu theo mức giá này, ước tính Dragon Capital có thể thu về hơn 43 tỷ đồng sau khi bán bớt cổ phiếu DCM.
Trước đó, Dragon Capital liên tục mua vào cổ phiếu DCM. Trong đó, quỹ ngoại này trở thành cổ đông lớn của DCM sau khi mua tổng cộng gần 1,2 triệu cổ phiếu DCM trong phiên 11/11/2022. Đến ngày 30/11, Dragon Capital tiếp tục mua thêm 930.000 cổ phiếu DCM, tăng sở hữu tại đây lên mức 6,1%, tương đương hơn 32,1 triệu đơn vị.
Cũng trong phiên 03/04, Dragon Capital đã bán ròng 979.600 cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG). Trong đó, thành viên Amersham Industries Limited bán 1 triệu đơn vị, còn Hanoi Investments Holdings Limited mua 20.400 đơn vị.
Sau giao dịch, tổng sở hữu của Dragon Capital tại MWG giảm từ 117,2 triệu đơn vị (tỷ lệ 8,01%) xuống còn 116,2 triệu đơn vị (tỷ lệ 7,94%).
Cuối phiên 03/04, giá cổ phiếu MWG dừng tại mức 39.000 đồng/cp, giảm 10% so với đầu năm 2023. Tạm tính theo mức giá này, số tiền mà Dragon Capital có thể thu về hơn 38 tỷ đồng.
Quay trở lại với Đạm Cà Mau, theo Công ty, năm 2022 là một năm buồn cho tiêu thụ nội địa khi sản lượng giảm 30-40%, thấp hơn nhiều so với các năm trước. Đạm Cà Mau đã đẩy mạnh xuất khẩu với sản lượng cả năm 2022 đạt 410.400 tấn, đóng góp doanh thu 260 triệu USD, tương đương khoảng 6.200 tỷ đồng.
Mặt hàng tự doanh ghi nhận sản lượng 120.000 tấn, giúp công ty duy trì tăng trưởng doanh số, giảm phụ thuộc công suất sản xuất giới hạn cũng như tình hình giảm cầu trong nước.
Tổng kết năm 2022, Đạm Cà Mau đạt doanh thu 16.412 tỷ đồng, vượt 11% so với kế hoạch năm. Công ty cho biết lợi nhuận đạt mức kỷ lục nhưng con số cụ thể chưa được công bố.
Trước đó, ngày 28/12, Hội đồng quản trị Đạm Cà Mau đã thông qua việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2022. Cụ thể, tổng doanh thu hợp nhất cả năm tăng 60% so với kế hoạch cũ lên 14.525 tỷ đồng, tương ứng tăng 5.465 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng thêm 3.147 tỷ đồng lên 3.660 tỷ, tức gấp 7 lần kế hoạch ban đầu.
Ngay trong những ngày đầu năm 2023, doanh nghiệp đã có hai đơn hàng xuất khẩu với khối lượng 40.000 tấn. Doanh nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu 420.000 tấn ure trong năm 2023.
Triển vọng chung các doanh nghiệp phân bón
Nhận định về triển vọng kinh doanh của nhóm doanh nghiệp phân bón đang niêm yết, các chuyên gia KBSV đưa ra 2 yếu tố. Đầu tiên là yếu tố thời tiết trong nửa đầu năm 2023 được dự báo sẽ thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp. Hiện tượng La Nina, dù đang có xu hướng yếu đi, sẽ tiếp tục kéo dài trong vài tháng tới trước khi bước vào giai đoạn trung tính và giúp cho lượng mưa tại khu vực đồng bằng Bắc bộ cao hơn từ 5-10%, khu vực Nam bộ cao hơn từ 10-20% so với trung bình nhiều năm.
Thế nhưng, phía ngược lại, yếu tố thứ 2 là thị trường tiêu thụ lại không ủng hộ ngành phân bón. Cụ thể, trước những biến động do tình hình chính trị bất ổn trên thế giới cộng với nhu cầu tiêu thụ suy yếu do tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt, việc kinh doanh và xuất khẩu các mặt hàng nông sản được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn.
Theo dự phóng của Bloomberg, giá ngô, đậu nành và gạo được dự báo giảm lần lượt 6,8%, 11,8% và 8,7% trong năm nay, trước khi tiếp tục xu hướng giảm trong giai đoạn 2024-2026. Trong khi đó, giá lúa mỳ sẽ vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao trước dự báo thu hoạch lúa mỳ tiếp tục giảm trên 50% so với 2022 do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga - Ukarine.
Ngoài 2 yếu tố trên, theo KBSV, việc kinh doanh phân bón theo đó cũng sẽ gặp rất nhiều trở ngại do giá các loại vật tư nông nghiệp hiện vẫn đang duy trì ở mức cao so với thời điểm trước Covid-19 trong bối cảnh cầu tiêu thụ suy yếu.
Mặc dù giá phân Ure và DAP đã giảm lần lượt 65% và 38% từ vùng đỉnh thiết lập hồi tháng 4/2022, giá các mặt hàng phân bón hiện vẫn đang cao hơn từ 30-60% so với mặt bằng giá giai đoạn 2018-2019.
Như vậy, trong bối cảnh nguồn cung có xu hướng gia tăng trở lại sau khi Trung Quốc bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu, giá các phân bón được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng giảm trong năm 2023 trước khi thiết lập một mặt bằng giá cân bằng hơn.
Với Công ty Chứng khoán BIDV (BSC), dự báo các doanh nghiệp phân bón sẽ đối mặt với áp lực tăng trưởng âm do nền so sánh cao trong năm 2022. BSC cho rằng giá urê năm 2023 sẽ chịu áp lực giảm do nguồn cung tăng đến từ việc Trung Quốc nới lỏng xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu urê từ Ấn Độ giảm do quốc gia này tăng cường sản xuất urê nội địa. Sau cùng, biên lợi nhuận các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước có thể sẽ thu hẹp so với mức nền cao của 2022.
Trung tâm Phân tích chứng khoán SSI - SSI Research cũng có góc nhìn không khả quan đối với ngành phân bón trong năm nay. Đơn vị phân tích nhận định giá dầu có xu hướng giảm và sản lượng xuất khẩu ure toàn cầu có thể tăng khi Nga, Trung Quốc nới lỏng xuất khẩu, gây áp lực giảm giá ure và lợi nhuận trong năm 2023.
Chứng khoán phái sinh tháng 3: Khối lượng hợp đồng mở (OI) ghi nhận mức cao kỷ lục Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, thị trường chứng khoán phái sinh tháng 3/2023 tiếp tục giao dịch sôi động. Phiên ... |
Kỳ vọng những "tân binh" sẽ giúp sàn HOSE sôi động trở lại Trong bối cảnh thị trường tài chính còn nhiều bất định, một số doanh nghiệp đã lùi kế hoạch niêm yết trên HOSE như chiến ... |
Chứng khoán VPS tiếp tục dẫn đầu thị phần môi giới HNX, UPCoM và phái sinh quý I/2023 Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố danh sách 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất ... |
Nhật Hải
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|