Quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam đã trở nên quá lớn để ở lại nhóm thị trường cận biên

(Banker.vn) Theo Trung tâm phân tích Công ty Chứng khoán SSI, giai đoạn này là thời điểm thích hợp cho việc nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam...

Trong chiến lược tổng thể về phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2025, mục tiêu hướng đến là nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên mới nổi trước năm 2025.

Quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam đã trở nên quá lớn để ở lại nhóm thị trường cận biên
Việc nâng hạng thị trường sẽ mang lại vị thế mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Việc nâng hạng thị trường sẽ mang lại vị thế mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời thu hút nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài. Với khoảng thời gian còn lại không quá dài, các cơ quan chức năng đang tập trung nhiều nguồn lực nhằm thỏa mãn các tiêu chí từ các tổ chức xếp hạng như FTSE Russel và MSCI.

Trên thực tế, quá trình này đòi hỏi nhiều nỗ lực tổng thể của tất cả các thành viên tham gia thị trường, trong đó không chỉ các cơ quan quản lý mà đến từ các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, ngân hàng lưu ký và các ngân hàng thương mại tham gia.

Nhìn về lịch sử, thị trường chứng khoán Việt Nam được hình thành 22 năm, trong thời gian đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người tăng khoảng 10 lần. Việt Nam cũng đã tham gia sâu rộng vào nền kinh tế thế giới qua việc ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do với hầu hết các cường quốc trên thế giới hay là nâng cao vị thế của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Do đó, không khó để nhìn ra những kết quả đạt được của thị trường chứng khoán khi thể hiện rõ vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu xét theo quy mô vốn hóa của thị trường so với các quốc gia trong khu vực, thị trường Việt Nam vẫn còn tương đối nhỏ và chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của nền kinh tế.

Quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam đã trở nên quá lớn để ở lại nhóm thị trường cận biên
Vốn hóa thị trường chứng khoán/GDP của các quốc gia trong khu vực (%) (Nguồn: SSI Research)

Theo Trung tâm phân tích Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research), giai đoạn này là thời điểm thích hợp cho việc nâng hạng của thị trường Việt Nam, để Việt Nam có thể so sánh được với các thị trường mới nổi khác (trong bối cảnh GDP của Việt Nam đã ở mức tương đương so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là bước đệm để đón nguồn vốn lớn từ các quỹ đầu tư nước ngoài chuyên nghiệp khác như các quỹ tương hỗ (mutual fund), quỹ hưu trí (pension fund).

Bên cạnh đó, quy mô thị trường của Việt Nam đã trở nên quá lớn để ở lại nhóm thị trường cận biên, khi thị trường cổ phiếu đã có trọng số trên 30% trong chỉ số thị trường cận biên toàn cầu của MSCI.

"Thanh khoản của thị trường chứng khoán Việt Nam đã có bước nhảy vọt sau giai đoạn COVID-19 và cho thấy có thể đáp ứng được yêu cầu thanh khoản của nhóm các thị trường mới nổi", các chuyên gia của SSI nhận định.

VN-Index đã xảy ra hiện tượng thủng đáy, cẩn trọng kẻo trúng “dao rơi”

Chuyên gia cho rằng, trong tương lai, thị trường chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn nhất, khi thị trường bất động sản ...

Chứng khoán phiên sáng 28/9: VN-Index trả điểm với thanh khoản thấp

VN-Index bất ngờ trả điểm trong phiên giao dịch sáng ngày hôm nay. Đáng chú ý, cổ phiếu ngân hàng là tác nhân chính gây ...

Công ty chứng khoán khuyến nghị đầu tư cần đảm bảo tính độc lập, khách quan

Tuy băn khoăn về tính khách quan trong báo cáo phân tích, khuyến nghị đầu tư của công ty chứng khoán khi công ty có ...

Anh Khôi

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục