Quy luật ích lợi cận biên giảm dần là gì?

(Banker.vn) Quy luật lợi ích cận biên giảm dần là khái niệm rất phổ biến trong kinh doanh xuất phát từ những sự kiện xảy ra trong thực tế. Hiểu rõ được quy luật này sẽ giúp các nhà kinh doanh có thể dễ dàng hơn trong việc đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm.

Khái niệm và đặc điểm của quy luật lợi ích cận biên giảm dần

Quy luật lợi ích cận biên giảm dần (law of diminishing marginal utility) là khái niệm nói rằng khi người tiêu dùng tiêu dùng một lượng hàng hóa hay dịch vụ càng lớn thì ích lợi hay mức thỏa mãn thu được từ mỗi đơn vị tăng thêm sẽ giảm với tốc độ ngày càng nhanh.

Đặc điểm của quy luật lợi ích cận biên giảm dần

Giả sử chị A đang đói và chị quyết định ăn bánh mì. Lúc đó lợi ích của việc tiêu dùng miếng bánh mì ăn đầu tiên là rất cao. Lúc đầu nó nằm ở vị trí a, tuy nhiên sau một thời gian ăn thì khi đến lợi ích của nó giảm dần. Đến miếng thứ 6 thì lợi ích chỉ còn b. Và nếu tiếp tục ăn có khả năng nó mức độ thỏa mãn sẽ về 0 hoặc âm. Bạn có thể tham khảo hình minh họa dưới đây.

Quy luật ích lợi cận biên giảm dần là gì?

Như vậy ta có thể đi đến kết luận về một số đặc điểm của quy luật lợi ích cận biết như sau:

Lợi ích cận biên tỉ lệ nghịch với số hàng hóa tiêu thụ.

Lợi ích cận biên rất khó có thể xác định chính xác mở mức độ thỏa mãn là khác nhau và rất khó có thể đong đếm.

Nội dung của quy luật lợi ích cận biên giảm dần

Xét về phương diện kinh tế học, người ta giải thích rằng lợi ích cận biên sẽ giảm dần khi nguồn cung có sẵn tăng lên. Quy luật này đã được áp dụng để giải thích rất nhiều về hiện tượng kinh tế khác nhau.

Áp dụng với lãi suất và tiền

Với những ví dụ minh họa Yuanta chia sẻ thì có thể hiểu tại sao đường cầu luôn dốc xuống trong các biểu đồ về kinh tế. Và đối với tiền tệ, quy luật lợi ích cận biên giảm dần sẽ giải thích được lý do tại sao về sự gia tăng số lượng tiền hay các hàng hóa tương đương sẽ làm giảm đi giá trị của đơn vị tiền đó. Bạn có thể thấy rõ điều này qua các đợt sản xuất thêm tiền của chính phủ Trung Quốc đã làm đồng Nhân dân tệ trở nên mất giá.

Bên cạnh đó quy luật này cũng được áp dụng để giải thích các vấn đề về lãi suất. Nó đã cung cấp các lập luận để chống lại việc thao túng lãi suất từ các ngân hàng trung ương. Bởi lãi suất ảnh hưởng rất lớn đến người tiêu dùng về quyết định chi tiêu nhiều hay ít.

Nếu ngân hàng đột ngột tăng hay giảm lãi suất thì người tiêu dùng sẽ lập tức thay đổi cách chi tiêu. Từ đó có thể gây nên thặng dư hay thâm hụt trong nguồn vốn đầu tư cơ bản của các ngân hàng.

Áp dụng trong sản xuất

Doanh nghiệp luôn cố gắng đa dạng hóa sản phẩm, lựa chọn để khách hàng có thể thay đổi tránh lợi ích cận biên của sản phẩm đó giảm đi. Bởi bản chất của sản phẩm là mang đến sự hài lòng, tuy nhiên khi có quá nhiều sản phẩm giống nhau thì lợi ích cận biên sẽ dần về 0 và dần bị bão hòa.

Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi

Lợi ích mà người tiêu dùng nhận được cũng còn được gọi là Giá trị sử dụng, là giá trị nhận được khi sử dụng hàng hóa/dịch vụ. Số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra để mua gọi là giá trị trao đổi.

Thông thường là giá trị sử dụng luôn lớn hơn giá trị trao đổi ở công cụ sản xuất như máy móc, máy tính, ô tô,…; ta có thể dễ dàng chứng minh được điều này vì nếu không ta đã không bỏ ra một số tiền rất lớn để mua nó.

Ngay cả trường hợp này thì lợi ích cận biên cũng sẽ có xu hướng giảm dần. Nếu ta mua hai cái ô tô trong khi nhu cầu đi lại của ta không đổi thì rõ là cái ô tô thứ hai mang lại ít lợi ích hơn nhiều so với cái ô tô đầu tiên.

Đối với hàng hóa tiêu dùng như bia chúng ta đang đề cập thì có một đặc điểm là có thể tiêu dùng với số lượng nhiều ở cùng thời điểm. Uống cốc bia đầu tiên ta thấy lợi ích mang lại rõ rệt là cao hơn 5000 đ chúng a phải bỏ ra. Khi sử dụng tới một ngưỡng nào đó thì ta thấy nó không còn xứng đáng với giá 5000 nữa.

Nguyên lý này là tiền đề cho việc định giá sản phẩm. Ta có hai cách định giá chính sau:

Định giá căn cứ vào chi phí: Tính tổng chi phí + lợi nhuận mong muốn

Định giá từ nhu cầu: căn vào giá mà khách hàng sẵn sàng chi trả (căn vào so sánh tương đối với lợi ích họ nhận được)

Như vậy với bia, cốc đầu tiên có thể bán với giá 10.000 đồng (thay vì 5000 đ); cốc thứ 2 giá giảm đi còn 9000 đ,… . Người uống bia sẽ liên tục thấy được là lợi ích cận biên của họ lúc nào cũng cao hơn giá cốc bia. Khi đó việc định giá bia sẽ theo nguyên tắc lợi nhuận giảm dần tới khi bằng 0 thì dừng lại.

Vấn đề khó khăn ở đây là nếu như có độc quyền thì còn làm được ý tưởng trên nhưng vì có nhiều người bán bia nên nếu ta bán giá 10.000 đ trong khi hàng bên cạnh vẫn bán 5000 đ thì khách hàng sẽ đổ sang đấy mất.

Thực ra người bán hàng sẽ vẫn vận dụng được, họ giảm chi phí dần ở các cốc bia tiếp theo bằng cách pha loãng vì đằng nào thì người uống cũng không cảm nhận được.

Giao dịch chứng khoán lô lẻ và những điều nhà đầu tư cần lưu ý

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), giao dịch chứng khoán lô lẻ sẽ chính thức được ...

Tìm hiểu Operating Cash Flow, công thức tính Operating Cash Flow

Operating Cash Flow là thuật ngữ thường xuất hiện ở các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu quan trọng, qua ...

Tìm hiểu chỉ số CIR, ý nghĩa và cách tính chỉ số

Trên thị trường chứng khoán, CIR là chỉ số quan trọng được nhiều nhà đầu tư sử dụng để phân tích, đánh giá ngành ngân ...

Đại Dương

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục