Công ty CP Tập đoàn Dabaco (HOSE: DBC) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 với doanh thu đạt 2.930 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ 2021. Giá vốn tăng cao khiến lợi nhuận gộp giảm mạnh 60% về còn 150 tỷ đồng. Hiệu suất kinh doanh cũng giảm mạnh khi biên lợi nhuận gộp giảm từ 12% xuống còn 5%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 59,5% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 219,99 tỷ đồng về 149,81 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 20,5%, tương ứng tăng thêm 1,69 tỷ đồng lên 9,95 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 3,1%, tương ứng giảm 1,57 tỷ đồng về 49,22 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 16,8%, tương ứng giảm 32,44 tỷ đồng về 160,69 tỷ đồng; lợi nhuận khác giảm 98,3%, tương ứng giảm 26,14 tỷ đồng về 0,46 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tạo ra không đủ trả chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp và hụt lợi nhuận khác, điều này dẫn tới lỗ 79,14 tỷ đồng.
Được biết, quý lỗ gần nhất của Dabaco là quý II/2017 với giá trị lỗ 33,15 tỷ đồng. Như vậy, sau 21 quý có lãi liên tiếp, Dabaco đã quay trở lại lỗ trong quý cuối năm 2022. Ngoài ra, việc biên lợi nhuận gộp chạm mức 5% là tín hiệu xấu đối với đại gia nuôi heo này, thể hiện khả năng sinh lợi đang rơi xuống vùng thấp nhất trong hơn 1 thập kỷ.
Luỹ kế năm 2022, Dabaco ghi nhận doanh thu đạt 12.269 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 150 tỷ đồng, giảm 81% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2022, Dabaco đặt kế hoạch tổng doanh thu 22.558 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 918 tỷ đồng, lần lượt tăng 12,8% và 10,7% so với thực hiện trong năm 2021. Như vậy, kết thúc năm 2022 với lợi nhuận đạt 150,1 tỷ đồng, Công ty chỉ đạt 16,4% kế hoạch lợi nhuận năm.
Tính tới 31/12/2022, tổng tài sản của Dabaco tăng 15,7% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 1.701 tỷ đồng lên 12.526,4 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tồn kho ghi nhận 4.763 tỷ đồng, chiếm 38% tổng tài sản; tài sản cố định ghi nhận 4.301 tỷ đồng, chiếm 34,3% tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn ghi nhận 1.397 tỷ đồng, chiếm 11,2% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Trong cơ cấu tồn kho, chủ yếu 2.991 tỷ đồng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang; 1.008,6 tỷ đồng nguyên liệu, vật liệu… Trong đó, năm 2022, Công ty bắt đầu trích lập giảm giá tồn kho là 8,8 tỷ đồng.
Ngoài ra, tính tới cuối năm 2022, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 39,7% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 1.304,1 tỷ đồng lên 4.590,8 tỷ đồng và chiếm 36,6% tổng nguồn vốn (đầu năm chỉ chiếm 30,4% tổng nguồn vốn).
Trung An (TAR): Quý IV, doanh thu tăng cao, lợi nhuận giảm mạnh Năm 2022, doanh thu của Trung An (TAR) đạt hơn 3.798 tỷ đồng, tăng gần 22% so với năm 2021, là mức doanh thu cao ... |
'Chuyện buồn' của VC9: Phải bán tài sản để thoát lỗ, nợ gấp trăm lần VCSH Công ty CP Xây dựng số 9 - VC9 (HNX: VC9) đã phải bán tài sản để tạo ra khoản lãi trước thuế 19,6 tỷ ... |
Lãnh đạo Phát Đạt (PDR) mua vào hơn 1,3 triệu cổ phiếu công ty Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/1, cổ phiếu PDR của Phát Đạt đứng giá tại mức 13.700 đồng/cổ phiếu. Khối lượng ... |
Quỳnh Nga
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|