Quốc gia nào xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới năm 2023?

(Banker.vn) Mỹ lần đầu trở thành nước xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới, vượt qua các nhà cung cấp hàng đầu Australia và Qatar.
Tìm cơ hội hợp tác ở lĩnh vực khí tự nhiên hóa lỏng Thị trường hàng hóa hôm nay 26/12: Nhu cầu cải thiện đẩy giá dầu tăng, giá khí tự nhiên giảm Thị trường hàng hóa hôm nay 29/12: Giá dầu giảm 0,81%; giá khí tự nhiên lao dốc 8%

Theo dữ liệu của Bloomberg, tính đến ngày 31/12/2023, Mỹ đã xuất khẩu được 91,2 triệu m3 tấn LNG. Hoạt động xuất khẩu khởi sắc sau khi cơ sở xuất khẩu hàng đầu là Freeport LNG nối lại hoạt động sau 8 tháng tạm dừng vì vụ hỏa hoạn hồi tháng 6/2022.

Nguồn cung LNG từ Qatar, nhà cung cấp LNG chính trong năm 2022, lần đầu giảm kể từ năm 2016. Mức giảm 1,9% khiến nước này rơi xuống vị trí thứ 3 về nguồn cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng. Vị trí thứ 2 thuộc về Australia, nơi khối lượng xuất khẩu hầu như không thay đổi so với năm 2022.

Dự kiến trong năm nay, có 2 dự án LNG mới tại Mỹ sẽ bắt đầu đi vào khai thác và vận hành. Đó là cơ sở của Venture Global LNG đặt tại Plaquemines, bang Louisiana và trung tâm Gloden Pass ở bang Texas - dự án liên doanh giữa Exxon Mobil và QatarEnergy. Khi vận hành hết công suất, 2 dự án này sẽ giúp sản lượng LNG của Mỹ tăng thêm 38 triệu m3 tấn/năm.

LNG

Mỹ trở thành nhà xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới

Ông Alex Munton, Giám đốc nghiên cứu khí đốt và khí hóa lỏng toàn cầu tại hãng tư vấn năng lượng Rapidan Energy Group cho biết, năm 2023, Mỹ nổi bật trên thế giới về tăng trưởng nguồn cung LNG.

Sản lượng kỷ lục của Mỹ được thúc đẩy bởi 2 yếu tố. Một là cảng xuất khẩu Freeport LNG hoạt động hết công suất trở lại, giúp sản lượng tăng 6 triệu tấn. Hai là sản lượng cả năm tại cơ sở Calcasieu Pass của Venture Global LNG - liên doanh giữa ExxonMobil và QatarEnergy - tăng 3 triệu m3 so với năm 2022”, ông Munton nhận định.

Được biết, châu Âu vẫn là điểm đến chính của LNG Mỹ tháng 12, với 5,43 triệu m3, tương đương hơn 61%. Các kho dự trữ tại châu Âu đã đầy 97% hồi đầu tháng 12. Châu Á xếp sau với 2,29 triệu m3 tháng 12, tương đương 16,6% LNG xuất khẩu của Mỹ. Trong khi đó, khu vực Mỹ Latin tháng trước chỉ mua gần 6% LNG Mỹ.

Tuy nhiên, xuất khẩu khí đốt tăng mạnh cũng gây áp lực tăng lên giá khí đốt trong nước tại Mỹ. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đánh giá “xuất khẩu LNG tăng gây áp lực tăng giá khí đốt tự nhiên tại Mỹ”.

Theo nghiên cứu của EIA, dự báo tới năm 2050, lượng xuất khẩu LNG lớn có thể đẩy giá khí đốt tự nhiên dành cho các hộ gia đình tại Mỹ tăng thêm tới 30% so với kịch bản xuất khẩu ít hơn.

Tới năm 2028, dự kiến có thêm khoảng 17 nhà máy LNG được xây dựng tại Mỹ. Hiện có khoảng 7 dự án đang chờ Ủy ban Điều tiết Năng lượng Liên bang (FERC) cấp phép. Theo EIA, tùy thuộc vào giá khí đốt toàn cầu, các dự án này có thể đẩy sản lượng xuất khẩu LNG của Mỹ tăng gấp đôi.

Thanh Bình

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục