Quản lý rủi ro tín dụng

(Banker.vn) Quản lý tín dụng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài  phải đáp ứng những yêu cầu gì?

1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện quản lý tín dụng đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Quy định cụ thể trách nhiệm, thẩm quyền của cá nhân, bộ phận trong việc lập, lưu trữ hồ sơ tín dụng bảo đảm các hồ sơ tín dụng đầy đủ theo quy định của pháp luật; b) Giải ngân phù hợp với mục đích sử dụng vốn, loại hình cấp tín dụng; c) Giám sát khoản cấp tín dụng sau khi được giải ngân phải đảm bảo nguyên tắc sau đây: (i) Kiểm tra việc sử dụng vốn vay và thực hiện các điều khoản khác trong hợp đồng cấp tín dụng của khách hàng; (ii) Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng;  (iii) Thực hiện quản lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 36 Thông tư 13/2018; (iv) Theo dõi lịch trả nợ, nhắc nhở khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn, báo cáo kịp thời cho các cấp có thẩm quyền khi khách hàng có nguy cơ không thực hiện hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lưu trữ hồ sơ tín dụng, các thông tin về khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ và lịch sử trả nợ của khách hàng và các thông tin khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Quản lý khoản cấp tín dụng có vấn đề phải đảm bảo yêu cầu gì?

Quản lý khoản cấp tín dụng có vấn đề đảm bảo yêu cầu sau đây: a) Quy định rõ tiêu chí, phương pháp để xác định khoản cấp tín dụng có vấn đề; b) Tăng cường đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng thu hồi nợ từ các biện pháp bảo đảm; c) Có biện pháp xử lý, cơ cấu lại đối với các khoản cấp tín dụng có vấn đề, kế hoạch thu hồi nợ; d) Tăng cường theo dõi, giám sát, thu hồi nợ; đ) Xác định trách nhiệm của cá nhân, bộ phận liên quan đến khoản cấp tín dụng xấu (nếu có) để có biện pháp xử lý.

Quản lý tài sản bảo đảm phải đáp ứng yêu cầu gì?

Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện quản lý tài sản bảo đảm đáp ứng yêu cầu sau đây:

1. Xác định cụ thể các loại tài sản bảo đảm mà ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chấp nhận đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Có phương pháp xác định giá trị tài sản theo quy định của pháp luật về định giá hoặc thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định giá trị thị trường, giá trị thu hồi và thời gian phát mại, xử lý của từng loại tài sản bảo đảm làm cơ sở quản lý tài sản bảo đảm theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; xác định tài sản bảo đảm đủ điều kiện để khấu trừ và tỷ lệ khấu trừ khi trích lập dự phòng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

3. Đánh giá định kỳ hoặc đột xuất theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với tài sản bảo đảm theo nguyên tắc tài sản bảo đảm có sự biến động giá trị nhiều hơn sẽ phải đánh giá thường xuyên hơn.

4. Có quy định về việc tiếp nhận, bảo quản an toàn tài sản bảo đảmu

(Theo Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)

Theo: Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ
    Bài cùng chuyên mục