Quản lý quỹ Việt Cát (VFC) đón cổ đông lớn TPBank

(Banker.vn) Ngân hàng TMCP Tiên Phong chính thức sở sữu 75% vốn Công ty CP Quản lý quỹ Việt Cát, sau khi mua thành công 7,5 triệu cổ phiếu trong đợt chào bán riêng lẻ kết thúc vào ngày 30/01.

Theo thông tin được Công ty CP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC) vừa công bố, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) là nhà đầu tư duy nhất tham gia mua toàn bộ lượng cổ phiếu chào bán. Sau thương vụ, VFC tăng vốn lên 100 tỷ đồng, TPBank cũng nâng sở hữu tại VFC lên 7,5 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 75% vốn, từ mức không sở hữu bất kỳ cổ phiếu nào.

4550-tp-bank
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) là nhà đầu tư duy nhất tham gia mua toàn bộ lượng cổ phiếu

TPBank nghiễm nhiên trở thành cổ đông lớn nhất tại VFC, phần còn lại thuộc về những cái tên cũ, gồm ông Nguyễn Anh Vũ (14,5%), bà Hồ Thị Thùy Giang (6%) và bà Nguyễn Thanh Hương (4,5%).

Quay về thời điểm 22/11/2023, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của TPBank tại VFC với số tiền tối đa 125 tỷ đồng. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày NHNN ra văn bản chấp thuận, TPBank phải hoàn tất việc góp vốn, mua cổ phần tại VFC.

Thương vụ này được ĐHĐCĐ 2023 của TPBank thông qua hồi tháng 4. Ngân hàng cho rằng việc góp vốn, mua cổ phần để mua lại công ty con hoạt động trong lĩnh vực quản lý quỹ là nhu cầu tất yếu khách quan đối với TPBank và đảm bảo cơ sở pháp lý.

Quay trở lại với VFC, cơ cấu sở hữu tại Công ty lần nữa có biến động lớn. Trước thời điểm TPBank xuất hiện, 3 cá nhân Nguyễn Anh Vũ, Hồ Thị Thúy Giang và Nguyễn Thanh Hương chia nhau sở hữu toàn bộ 25 tỷ đồng vốn điều lệ từ năm 2014, lần lượt ở mức 58%, 24% và 18%. Còn từ năm 2014 trở về thời điểm thành lập, vốn điều lệ của VFC được góp bởi 9 cổ đông (gồm 8 cá nhân và 1 tổ chức), trong đó ông Phạm Sĩ Hải sở hữu 18% vốn.

Theo giới thiệu, Công ty CP Quản lý quỹ Việt Cát, đơn vị này được thành lập từ năm 2008. Hoạt động trong lĩnh vực Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán. Quỹ này có trụ sở chính tại tầng 11, Tòa nhà Doji Tower, Ba Đình, Hà Nội.

Hiện tại, Tổng giám đốc của doanh nghiệp là bà Võ Anh Tú, người trước đây từng có thời gian 20 năm làm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và cũng từng đảm nhận nhiều vị trí cấp cạo tại các công ty chứng khoán lớn như VNDirect, SSI, An Bình.

Về tình hình kinh doanh của VFC, tại báo cáo tài chính quý IV/2023 vừ được công bố, doanh thu thuần trong quý cuối năm đạt gần 3,3 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm trước, nhờ hoạt động tư vấn chứng khoán tăng mạnh. Sau khi khấu trừ giá vốn và các chi phí còn lại, VFC lãi ròng hơn 1,2 tỷ đồng, gấp 12 lần cùng kỳ.

Nhưng như vậy chưa đủ để giúp VFC kết thúc năm 2023 với kết quả khả quan, do 9 tháng đầu năm lỗ gần 2,7 tỷ đồng. Riêng quý III/2023 vừa qua, doanh thu VFC giảm đến 89%, còn gần 184 triệu đồng, do không ghi nhận doanh thu từ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán; trong khi đó, doanh thu từ hoạt động quản lý danh mục đầu tư giảm mạnh; doanh thu tài chính dù tăng mạnh nhờ lãi đầu tư chứng khoán cũng không đủ cứu cho kỳ kinh doanh khó khăn.

Sau cùng, VFC chuyển lỗ ròng gần 1,5 tỷ đồng trong năm 2023. Kết quả tiêu cực này cũng làm bốc hơi phần lớn lãi lũy kế 1,8 tỷ đồng tích lũy được trong những năm trước, chỉ còn gần 384 triệu đồng.

Mới đây, Công ty CP Chứng khoán VietCap (VCSC) đã có điều chỉnh giảm 8,8% giá mục tiêu xuống còn 19.600 đồng/cổ phiếu, nhưng vẫn duy trì khuyến nghị "khả quan" cho Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB) do giá cổ phiếu của ngân hàng giảm 12,8% trong 3 tháng qua.

Cụ thể: VCSC điều chỉnh giảm 12,3% dự báo tổng LNST giai đoạn 2023-2027 (tương ứng -17,2%/-13,5%/-7,6%/-14,3%/-10,5% cho các năm 2023/24/25/26/27), ảnh hưởng nhiều hơn so với tác động tích cực của cập nhật mô hình định giá của chúng tôi sang cuối năm 2024. Chúng tôi điều chỉnh giảm tổng LNST giai đoạn 2023-2027 chủ yếu do chúng tôi điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) tín dụng giai đoạn 2023-2027 từ 14,6% xuống 14,1% và (2) điều chỉnh giảm 39,3% dự báo tổng thu nhập khác do giả định về khả năng thu hồi nợ xấu thấp hơn trong giai đoạn 2023-2024. Những yếu tố này tác động lớn hơn tổng mức giảm 6,6% trong chi phí dự phòng dự báo.

Tâm điểm mùa đại hội cổ đông ngân hàng 2023: "Nóng" chuyện sáp nhập

Mùa đại hội cổ đông các ngân hàng năm nay, câu chuyện sáp nhập, thâu tóm có lẽ là đề tài đang được quan tâm ...

Vì sao nhiều ngân hàng muốn sở hữu công ty chứng khoán?

Các ngân hàng có thể phối hợp với công ty chứng khoán để mở rộng hệ sinh thái ngân hàng đầu tư, phục vụ khách ...

VIB thanh lý hàng loạt ô tô cũ với giá cực rẻ để thu hồi nợ xấu

Gần đây, ngân hàng đang rao bán nhiều mẫu xe ở phân khúc khác nhau nhằm thu hồi nợ. Trong đó, Ngân hàng TMCP Quốc ...

Tiểu Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán