Quả dâu tằm ngâm đường: Những ai không nên sử dụng?

(Banker.vn) Quả dâu tằm có giá trị dinh dưỡng cao, mùa hè được dùng để làm đồ uống, tuy nhiên có những người khi dùng loại thức uống này lại gây nguy hại cho sức khỏe.
Nâng cao ý thức uống có trách nhiệm Trà sen Hồ Tây - thức uống thuần khiết của người Việt

Tác dụng của quả dâu tằm

Quả dâu tằm có tên khoa học là Morus alba. Theo Viện Dược liệu (Bộ Y tế), trong quả dâu có: Nước 84,71%; đường 9,19% Z (có glucoza, fructoza), axit 80% (có axit malic, axit sucinic), protit 0,36%, tanin, vitamin C, caroten.

Quả dâu tằm ngâm đường: Những ai không nên sử dụng?
Quả dâu tằm có giá trị dinh dưỡng cao, mùa hè được dùng để làm đồ uống

Khi quả dâu chín chuyển màu đen có chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng như vitamin B, C, K, beta carotene và nhiều sắt, chất xơ, riboflavin, phôtpho, đồng, magiê, kali và canxi. Đặc biệt, dâu tằm có các chất chống oxy hóa như resveratrol - chất này có tác dụng bảo vệ các mạch máu chống nguy cơ đột quỵ, nhờ làm giảm hoạt động của chất gây co thắt mạch máu và làm tăng huyết áp.

Trong Đông y, quả dâu tằm là nguyên liệu thuốc quý, có nhiều dược tính giá trị như bổ thận, tim, gan, bổ âm và tạo máu, sinh dịch cơ thể, chống khát, nhuận tràng.

Quả dâu được khuyến cáo trong hỗ trợ chữa bệnh viêm dạ dày, viêm gan, chóng mặt, mất ngủ, thiếu máu, mệt mỏi và những người tóc bạc sớm. Ăn dâu tằm sẽ giúp bổ thận âm, tăng cường sinh lý cho đàn ông… Phụ nữ ăn dâu tằm nhiều giúp da hồng hào, máu huyết lưu thông…

Quả dâu tằm có tính hàn, đi vào kinh mạch gan thận, tác dụng dưỡng thận, dưỡng gan, nước dâu tằm lên men có công năng thúc đẩy tuần hoàn máu, xua tan cảm mạo, đau bụng kinh, hoạt huyết dưỡng can, cầm máu... Vì vậy rất thích hợp cho các triệu chứng thấp khớp, đau nhức xương, viêm khớp, vai cóng, phù nề chi dưới.

Ngoài ra, dâu tằm có vị chua ngọt, đơn tính, làm giảm cảm giác khát, có lợi cho ngũ tạng, bổ khí huyết, thúc đẩy khí huyết, giúp giải độc rượu. Uống nước dâu tằm lên men có thể cải thiện hiệu quả chứng phù thũng và giải khát.

Khuyến cáo khi sử dụng

Tuy quả dâu tằm rất tốt với sức khỏe nhưng không phải ai ăn nhiều cũng tốt. Theo các chuyên gia, sở dĩ quả dâu có tính hàn nên không dùng cho người hay lạnh bụng, sôi bụng, viêm loét dạ dày.

Trong dâu có chứa chất tanin nên tương kỵ với các dụng cụ đựng hoặc nấu có chứa kim loại như đồng, sắt, nhôm... Khi nấu nước dâu phải sử dụng nồi tráng men hoặc nồi đất. Tốt nhất, mọi người nên dùng bình, lọ thủy tinh để chứa các sản phẩm từ dâu tằm.

Các dược sỹ cũng khuyên, người đang dùng thuốc hạ đường huyết hoặc insulin cần thận trọng khi ăn dâu tằm vì có thể gây hạ thấp đường huyết dưới mức bình thường. Những người đang dùng thuốc an thần, chống trầm cảm, điều trị bệnh gout… cũng thận trọng sử dụng.

Phụ nữ mang thai cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa trước khi đưa dâu tằm vào chế độ ăn.

Tâm An

Theo: Báo Công Thương