PV OIL vừa nhận tin "không vui"

(Banker.vn) Hơn 01 tỷ cổ phiếu OIL bị đưa vào diện cảnh báo do tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ... Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/3, cổ phiếu OIL đứng giá tại mức 8.700 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất đạt hơn 580.000 đơn vị.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo đưa 1,088 tỷ cổ phiếu OIL của Tổng Công ty CP Dầu Việt Nam - PV OIL (UPCOM: OIL) vào diện cảnh báo từ ngày 23/3/2023 do báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ từ 3 năm trở lên.

PV OIL vừa nhận tin
Doanh thu cao kỷ lục nhưng giá vốn tăng mạnh, cộng với các chi phí gia tăng khiến hiệu quả kinh doanh của PV OIL không mấy khả quan

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/3, cổ phiếu OIL đứng giá tại mức 8.700 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất đạt hơn 580.000 đơn vị.

Được biết, OIL công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 sau kiểm toán với doanh thu thuần đạt hơn 104.213 tỷ đồng, tăng 80% so với năm 2021. Đây là mức cao nhất từ trước đến nay của doanh nghiệp này.

Mặc dù ghi nhận mức doanh thu cao kỷ lục nhưng giá vốn tăng mạnh, cộng với các chi phí gia tăng khiến hiệu quả kinh doanh của PV OIL không mấy khả quan. Trừ đi các chi phí, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này ghi nhận lãi hợp nhất sau thuế hơn 723,2 tỷ đồng, giảm 6,8% so với năm 2021.

Sau kiểm toán, số lỗ luỹ kế hợp nhất của PV OIL còn 185,5 tỷ đồng, tức giảm khoảng 250 tỷ đồng so với trước soát xét.

Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản PV OIL đạt 28.810 tỷ đồng, tăng gần 6% so với số hồi đầu năm. Về cơ vấn nguồn vốn, PV OIL đang có vốn chủ sở hữu 11.327 tỷ đồng, chiếm 39,32% nguồn vốn. Nợ phải trả của PV OIL là 17.483 tỷ đồng, chiếm 60% trong cơ cấu nguồn vốn của tổng công ty. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 1,54 lần.

Ghi nhận khoản nợ thu khó đòi

Cũng theo BCTC kiểm toán, cuối năm 2022, PV OIL đang có khoản nợ xấu gần 875 tỷ đồng. Tuy nhiên trong năm 2022, doanh nghiệp chỉ thu hồi được 32,7 tỷ đồng, đạt chỉ 3,7%. Kể từ năm 2016, giá trị nợ xấu của PV OIL là 897 tỷ đồng (ước tính thu hồi 58 tỷ đồng). Như vậy có thể thấy, sau 7 năm, khối nợ xấu của doanh nghiệp này vẫn tồn tại gần như không thay đổi. Ngoài ra, PV OIL đã duy trì lỗ lũy kế suốt nhiều năm, tới cuối năm 2022 là âm 185,5 tỷ đồng, năm 2021 là âm 401 tỷ đồng.

Cụ thể, Công ty CP Dầu khí và Chất đốt Miền Bắc hơn 124 tỷ đồng; Công ty CP ĐT và PT Xăng dầu Tiên Phong 118,5 tỷ đồng; Công ty CP Thương mại và Vận tải Quảng Đông gần 88 tỷ đồng; Công ty CP Đầu tư Phú Lâm 77,8 tỷ đồng;…

Ngoài các Công ty CP, PV OIL cũng có nợ xấu đối với một số cá nhân như ông Đỗ Văn Trực hơn 2 tỷ đồng, ông Võ Hữu Thuyên 1,1 tỷ đồng.

Đáng lưu ý, PV OIL hiện đang có khoản khoản đầu tư hơn 272,7 tỷ đồng tại Công ty CP Hóa dầu và nhiên liệu sinh học Dầu khí (PVB, công ty liên kết của PV OIL) và hiện đơn vị này đã làm thủ tục phá sản. Giải trình với Ủy ban Chứng khoán, đại diện PV OIL cho biết đây là khoản đầu tư vào dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ, phát sinh trước khi cổ phần hóa năm 2018.

PV OIL vừa nhận tin

Về tình hình tài chính, quy mô tổng tài sản tại ngày 31/12/2022 của PV Oil là 23.233 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm; vốn chủ sở hữu 11.327 tỷ. Được biết vốn điều lệ của PV OIL là 10.342 tỷ đồng trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là công ty mẹ nắm 80,52% vốn.

PV OIL được thành lập từ năm 2008 trên cơ sở hợp nhất Tổng Công ty Thương mại Dầu khí (Petechim) và Công ty Chế biến và Kinh doanh Sản phẩm Dầu (PDC).

Ngày 25/1/2018, công ty tiến hành IPO khi chào bán gần 207 triệu cổ phần, giá đấu thành công bình quân là 20.196 đồng/đơn vị trong khi giá khởi điểm chỉ là 13.400 đồng/cổ phần. Ngày 7/3/2018, công ty chính thức đưa cổ phiếu lên giao dịch trên UPCoM với giá tham chiếu 20.200 đồng/cổ phiếu. Mã hiện đang giao dịch tại mức 8.800 đồng (lúc 10h55 phiên 17/3/2023).

Được biết vốn điều lệ của PV OIL là 10.342 tỷ đồng trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là công ty mẹ nắm 80,52% vốn.

Ngày 27/4 tới đây, PV OIL sẽ họp ĐHCĐ thường niên 2023 nhằm thông qua một số nội dung quan trọng về kết quả và kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi nhuận, kiện toàn nhân sự,...

Chứng khoán phiên sáng 21/3/2023: Ảm đạm sau phiên giảm sâu

Thị trường chứng khoán phiên sáng ngày 21/3 chứng kiến sự thận trọng của các nhà đầu tư sau phiên giảm sâu hôm qua.

Thị trường chứng khoán ngày 21/3/2023: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn nguồn Vietstock đưa ra những phân tích tín hiệu kỹ thuật phiên chiều ngày ...

Thị trường chứng khoán ảnh hưởng ra sao sau biến cố loạt ngân hàng trên thế giới sụp đổ?

Những thông tin ngân hàng lớn trên thế giới mất thanh khoản, phá sản đã ít nhiều ảnh hưởng tới thị trường tài chính và ...

Nhật Hải

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán