Thông tin mới nhất tại Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Công ty CP (HOSE: POW), ông Ngô Nguyên Đán, chồng bà Nguyễn Thị Hằng, Kiểm toán nội bộ của POW đã mua 5.000 cổ phiếu POW thông qua khớp lệnh trên sàn nhưng không đăng ký trước đó.
Theo quy định, người có liên quan đến người nội bộ của công ty đại chúng phải đăng ký giao dịch tối thiểu 5 ngày trước thời gian giao dịch dự kiến. Về vấn đề này, ông Ngô Nguyên Đán đã có báo cáo giải trình về việc không công bố thông tin giao dịch cổ phiếu POW.
Theo báo cáo giao dịch, nguyên nhân dẫn đến việc mua "chui" được ông Đán đưa ra là do không thường xuyên giao dịch chứng khoán, chỉ giao dịch ngắn hạn với khối lượng nhỏ nên không biết các quy định về giao dịch cổ phiếu và quy định về công bố thông tin của người có liên quan đến người nội bộ.
"Đây là lần đầu tiên, tôi mắc sai sót này, vì vậy tôi xin báo cáo giải trình và cam kết thực hiện nghiêm túc đúng quy định trong các lần giao dịch sau", theo báo cáo giao dịch của ông Đán.
Trên thị trường chứng khoán thời gian gần đây, cổ phiếu POW đang gây chú ý của nhiều nhà đầu tư khi ghi nhận chuỗi tăng giá khá ấn tượng, trong đó có nhiều phiên tăng trần với khối lượng khớp lệnh liên tục đứng đầu toàn thị trường. Thậm chí trong những phiên thị trường điều chỉnh giảm, POW vẫn cứ "ngược dòng" đi lên.
Cổ phiếu POW hiện đang giao dịch quanh vùng giá cao nhất 2 năm là 15.100 đồng/cp (chốt phiên 11/7), tăng 34% so với đầu năm. Vốn hóa thị trường của PV Power tương ứng đạt 35.700 tỷ đồng, lớn nhất trong toàn bộ doanh nghiệp nhóm điện.
Diễn biến giá cổ phiếu POW từ đầu năm 2024 đến nay |
Theo giới phân tích, cổ phiếu POW đang dần leo về đỉnh cũ nhờ 3 động lực chính:
Thứ nhất, nhu cầu điện tăng mạnh. Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia dự kiến mùa cao điểm nhu cầu điện ở Việt Nam sẽ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7/2024, đồng nghĩa với việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ phải tăng mức huy động điện trên toàn quốc trong Q2/2024. Theo SSI Research, Qúy 2/2024 có thể là quý mà POW có thể sẽ ghi nhận sản lượng giao dịch cao nhất so với các quý khác.
POW đặt kế hoạch tăng trưởng đối với doanh thu và sản lượng nhưng lợi nhuận dự kiến giảm trong 2024. Cụ thể, kế hoạch tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty lần lượt là 31,7 nghìn tỷ đồng tăng 9% so với cùng kỳ chủ yếu là do kế hoạch sản lượng tăng 16% và 824 tỷ đồng giảm 36%. Kế hoạch lợi nhuận sau thuế này khá thận trọng so với kế hoạch tổng doanh thu và sản lượng trên. Lưu ý lợi nhuận sau thuế thực tế của POW liên tục vượt kế hoạch đặt ra trong giai đoạn 2018-2023.
Gần đây, để giải quyết nhu cầu tăng đột biến, Bộ Công Thương đã phê duyệt kế hoạch cung cấp điện điều chỉnh cho cả mùa khô và cả năm 2024. Trong khi sản lượng.điện từ thủy điện và khí đốt gặp khó khăn do điều kiện thời tiết và nguồn cung, điện than được huy động gần tối đa công suất.
Doanh thu điện than năm 2024 của POW sẽ tăng 25,9% so với cùng kỳ lên 11,3 nghìn tỷ đồng với sản lượng tăng 35,6% nhờ: Tổ máy số 1 quay trở lại vận hành sau hai năm gián đoạn do sự cố kỹ thuật; Điện than được ưu tiên huy động từ đầu năm để tiết kiệm thủy điện cho mùa cao điểm;nhu cầu điện mạnh hơn dự kiến. Điều này được phản ánh trong Q1/24 với sản lượng nhà máy tăng 43% so với cùng kỳ lên 1,7 tỷ kWh.
Thứ hai, đối với khoản bồi thường khoảng 1 nghìn tỷ đồng liên quan đến sự cố kỹ thuật Tổ máy 1 của nhà máy Vũng Áng 1, POW và các công ty bảo hiểm liên quan đã hoàn tất thỏa thuận bồi thường sự cố kỹ thuật Tổ máy 1 của nhà máy Vũng Áng 1 (từ tháng 9/2021 đến tháng 8/2023).
Theo POW, số tiền bồi thường cuối cùng được thỏa thuận là khoảng 1 nghìn tỷ đồng, trong đó hơn 600 tỷ đồng dành cho chi phí sửa chữa để bù đắp tổn thất vật chất (phần còn lại dành cho tổn thất gián đoạn kinh doanh). SSI lưu ý rằng PVI một trong những công ty bảo hiểm của POW đã đồng ý chi trả bảo hiểm tạm thời trị giá 15 triệu USD và trả khoảng 280 tỷ đồng cho POW. Tính đến cuối Q1/2024, POW vẫn chưa ghi nhận số tiền vào báo cáo kết quả kinh doanh.
Vì không chắc chắn thời gian POW sẽ ghi nhận khoản thu nhập này, nên SSI Research giả định POW sẽ thực hiện ghi nhận khoản thu nhập này vào năm 2025-2026 (~500 tỷ đồng cho mỗi năm).
Thứ ba, HĐQT POW lạc quan về triển vọng của Nhơn Trạch 3&4. Thủ tục đất đai cho NT3&4: 30ha đất (trên tổng diện tích 43ha) trong dự án Nhơn Trạch 3&4 thuộc Khu công nghiệp Ông Kèo, đã được tỉnh Đồng Nai giao cho công ty Tín Nghĩa để triển khai hạ tầng và cho thuê. POW đang đàm phán với Tín Nghĩa để ký hợp đồng thuê đất sớm và hoàn tất thủ tục giấy tờ liên quan.
Dự kiến, POW sẽ phải trả chi phí sử dụng cơ sở hạ tầng cho khu công nghiệp. Bộ Công Thương hiện đang hoàn thiện dự thảo nghị định về điện sử dụng LNG để trình Chính phủ phê duyệt. Nghị định đề xuất tỷ lệ EVN cam kết bao tiêu điện khí LNG là tối thiếu 70% trong tối đa 7 năm.
Với công suất đầu ra được đảm bảo, POW tự tin vào khả năng NT3&4 được huy động ở mức 6-7 tỷ kWh/năm. Chi phí nhiên liệu LNG được chuyển ngang sang EVN. Hợp đồng PPA có cả cấu phần cố định và cấu phần biến đổi, mang lại sự ổn định và đảm bảo NT3&4 có thể cạnh tranh hiệu quả với các nhà máy điện khí. Các nghiên cứu khả thi dự kiến thời gian hoàn vốn là 14-16 năm. POW dự kiến sẽ lỗ nhẹ trong hai năm đầu.
Nhóm vốn hóa lớn kéo thị trường chứng khoán, POW trở lại sau nhịp nghỉ ngắn Thị trường chứng khoán phiên giao dịch ngày 3/7 chứng kiến cổ phiếu nhóm vốn hóa lớn tiếp tục là động lực chính, VN-Index có ... |
Cổ phiếu lớn hút tiền, VN-Index có phiên tăng thứ 3 liên tiếp Thị trường mở phiên chiều với lực mua mạnh kéo VN-Index tăng vọt trên mốc tham chiếu. Thanh khoản được cải thiện mạnh và tiếp ... |
3 động lực chính giúp POW tìm về đỉnh cũ Thời gian qua, POW đang có xu hướng tăng tích cực bất chấp thị trường chung liên tiếp điều chỉnh, động lực để cổ phiếu ... |
Lưu Lâm
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|