Phương pháp đầu tư CANSLIM

(Banker.vn) Theo chuyên gia chứng khoán Đỗ Tiến Duy, phương pháp CANSLIM tập trung vào việc tìm kiếm các cổ phiếu tốt có tiềm năng tăng giá mạnh kết hợp với việc nắm bắt thị trường và phân tích kỹ thuật chi tiết. Nó đã được nhiều nhà đầu tư thành công sử dụng như một công cụ để xây dựng và quản lý danh mục đầu tư của họ.

Phương pháp đầu tư CANSLIM là gì?

Phương pháp đầu tư CAN SLIM là một hệ thống phân tích cổ phiếu dựa trên các yếu tố cơ bản và kỹ thuật, nhằm xác định các cổ phiếu có tiềm năng tăng giá mạnh trong tương lai.

Lịch sử ra đời phương pháp CANSLIM

William J. O'Neil (25/03/1933 – 29/05/2023) là một nhà đầu tư nổi tiếng và tác giả của nhiều cuốn sách về đầu tư tài chính, trong đó nổi bật là cuốn "How to Make Money in Stocks" (Làm thế nào để kiếm tiền từ cổ phiếu). Ông là người sáng lập của công ty phân tích cổ phiếu William O’Neil & Company, Inc. và là một trong những nhà đầu tư có tiếng trong ngành công nghiệp tài chính. Phương pháp đầu tư CAN SLIM là một trong những phương pháp đầu tư phổ biến được ứng dụng bởi nhiều nhà đầu tư trên thế giới.

CAN SLIM là một hệ thống phân tích cổ phiếu dựa trên các yếu tố cơ bản và kỹ thuật, nhằm xác định các cổ phiếu có tiềm năng tăng giá mạnh trong tương lai
CAN SLIM là một hệ thống phân tích cổ phiếu dựa trên các yếu tố cơ bản và kỹ thuật, nhằm xác định các cổ phiếu có tiềm năng tăng giá trong tương lai

Phân tích các tiêu chí của phương pháp đầu tư CANSLIM

Như đã đề cập trước đó, mỗi một ký tự trong tên gọi CANSLIM đại diện cho một yếu tố quan trọng của một cổ phiếu tăng trưởng thành công, cụ thể:

C (Current Quarterly Earnings Per Share) - Tăng trưởng thu nhập quý hiện tại

Tăng trưởng EPS trong các quý gần nhất phải từ 20% trở lên so với cùng kỳ. Không lấy quý liền kề trước đó để hạn chế yếu tố thời vụ.

Thu nhập phải xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh, không tính nguyên nhân thời vụ hoặc các sự kiện không thường xuyên như bán cổ phần đầu tư tài chính, giao dịch mua bán bất động sản, hưởng lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá.

Tăng trưởng doanh thu trong quý gần nhất cũng tối thiểu 20-25% hoặc duy trì tốc độ tăng trưởng dương, đều đặn.

Xem xét tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận so với các công ty cùng ngành.

A (Annual Earning Growths) - Tăng trưởng lợi nhuận hàng năm

Doanh nghiệp có lãi liên tục ít nhất 3 năm gần nhất, trong đó lợi nhuận ròng nằm gần nhất cao hơn các năm còn lại.

EPS tăng trung bình 20-25% mỗi năm.

ROE năm gần nhất đạt ít nhất 17%.

N (New Products - New Management - New Highs) - Sản phẩm, ban quản lý và mức giá mới

Sản phẩm mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường.

Ban quản lý mới tăng hiệu quả hoạt động quản trị, cải thiện các vấn đề tồn đọng nếu có .

Ưu đãi chính sách từ Nhà Nước, giá bán tăng giúp doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng.

Những yếu tố mới có thể thấy ở cả các doanh nghiệp còn non trẻ, vừa chào bán cổ phiếu thông qua IPO. Do đó, nhà đầu tư cần đánh giá tiềm lực khách quan, kết hợp dữ liệu quá khứ để phân tích.

S (Supply and Demand) - Cung, cầu cổ phiếu

Đây là ký tự đầu tiên trong các yếu tố liên quan đến nhu cầu cổ phiếu trên thị trường:

Tập trung vào các cổ phiếu có tỷ lệ tự do chuyển đổi nhỏ (Free Float). Nhà đầu tư nên chọn có cổ phiếu trên thị trường tự do hoặc các doanh nghiệp đang thu mua cổ phiếu quỹ. Mức giá trần mới phải tăng tối thiểu 50% trong vòng 50 ngày gần nhất.

Lưu ý tính chu kỳ của thị trường, dịch chuyển qua lại giữa cổ phiếu vốn hóa thấp sang vốn hóa cao và ngược lại.

L (Leader or Laggard) - Cổ phiếu đứng đầu hoặc đứng chót

Lựa chọn 2-3 cổ phiếu tốt nhất ở mỗi ngành hoạt động.

Không lựa chọn cổ phiếu yếu kém để thay thế. Các mã cổ phiếu này có thể nằm chung nhóm cổ phiếu dẫn đầu nhưng so sánh về sự tăng trưởng đều đặn cũng như tiềm lực tài chính có thể không bằng.

I (Institutional Sponsorship) - Sự ủng hộ của các định chế

là yếu tố giúp nhà đầu tư đo lường tác động của cơ quan chức năng, nhà nước hoặc các tổ chức tài chính đối với hoạt động của doanh nghiệp. Một cổ phiếu tốt sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ của các tổ chức này.

M (Market direction) - Định hướng từ thị trường

Ngụ ý xu hướng thị trường tác động lên cổ phiếu. Nếu một cổ phiếu đáp ứng cả 6 tiêu chí trên nhưng không thỏa yếu tố về thị trường vì vẫn có nhiều rủi ro nhà đầu tư sẽ đối diện. Điều đó cho thấy đây là yếu tố được đánh giá quan trọng nhất trong phương pháp CANSLIM.

Ông Đỗ Tiến Duy chuyên gia Phân tích thuộc Phòng Đầu tư và Phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam
Ông Đỗ Tiến Duy - chuyên gia Phân tích thuộc Phòng Đầu tư và Phân tích Công ty CP Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam

Ông Đỗ Tiến Duy - chuyên gia Phân tích thuộc Phòng Đầu tư và Phân tích Công ty CP Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam đánh giá phương pháp CANSLIM tập trung vào việc tìm kiếm các cổ phiếu tốt có tiềm năng tăng giá mạnh kết hợp với sự nắm bắt thị trường và phân tích kỹ thuật chi tiết. Nó đã được nhiều nhà đầu tư thành công sử dụng như một công cụ để xây dựng và quản lý danh mục đầu tư của họ. Tuy nhiên, giống như bất kỳ phương pháp đầu tư nào, nhà đầu tư cần thực hiện nghiên cứu cẩn thận và có kiến thức về thị trường trước khi áp dụng.

Công ty CP Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam (VISC) tiền thân là Công ty CP Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được thành lập ngày 15/10/2007 theo giấy phép thành lập và hoạt động số 88/UBCK-GP do UBCK Nhà Nước cấp ngày 11/01/2008 với các cổ đông sáng lập có nền tảng tài chỉnh vững mạnh. Lĩnh vực kinh doanh: Môi giới chứng khoán; Tự doanh chứng khoán; Tư vấn đầu tư chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Bảo lãnh phát hành chứng khoán…

Ngày 01/12/2009, VICS chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) với mã chứng khoán VIG.

Ngày 04/5/2023, Công ty CP Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã nhận được Giấy phép điều chỉnh của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận về việc thay đổi tên Công ty với tên mới là Công ty CP Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam (viết tắt là VISC, MCK: VIG). Đồng thời, Công ty cũng thay đổi địa chỉ website mới: visc.com.vn (địa chỉ website cũ: vics.com.vn).

Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 1 và Tầng 8, khối B tòa nhà Sông Đà, đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, đến nay Công ty CP Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam đã được Tập đoàn Đầu tư Thăng Long đầu tư chiến lược, tái cấu trúc thành công và ra mắt thương hiệu mới VISC, với định hướng trở thành một định chế tài chính trung gian hàng đầu tại Việt Nam, tham gia vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ chứng khoán, dịch vụ tài chính và ngân hàng đầu tư.

Đ. Duy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán