Phó Tổng Giám đốc Thuỷ sản Cửu Long An Giang (ACL) muốn thoái toàn bộ gần 5% vốn

(Banker.vn) Lãnh đạo Thuỷ sản Cửu Long An Giang bán ra cổ phiếu ACL trong bối cảnh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này không mấy "sáng sủa"...

Mới đây, ông Trần Tuấn Khanh, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thuỷ sản Cửu Long An Giang (HOSE: ACL) đăng ký bán toàn bộ hơn 2,37 triệu cổ phiếu ACL, tỷ lệ 4,73% nhằm giải quyết nhu cầu cá nhân.

Phó Tổng Giám đốc Thuỷ sản Cửu Long An Giang (ACL) muốn thoái toàn bộ gần 5% vốn

Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 9/5 đến ngày 7/6/2023, theo phương thức thỏa thuận, khớp lệnh. Nếu giao dịch thành công, ông Tuấn Khanh sẽ giảm sở hữu tại ACL xuống còn 0%.

Trên thị trường, chốt phiên giao dịch ngày 4/5, cổ phiếu ACL giảm 0,43% xuống mức 11.600 đồng/cổ phiếu, khối lượng khớp lệnh đạt 51.700 đơn vị. Tạm tính với mức thị giá này, ông Tuấn Khanh sẽ thu về khoảng 27,25 tỷ đồng từ việc thoái vốn tại Thuỷ sản Cửu Long An Giang.

Được biết, Thuỷ sản Cửu Long An Giang mới tổ chức thành công ĐHCĐ thường niên 2023 vào tháng 4. Theo đó, Công ty đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với chỉ tiêu doanh thu thuần 1.300 tỷ đồng, tăng 11,4% so với kết quả đạt được năm 2022; tuy nhiên kế hoạch lợi nhuận trước thuế giảm hơn 40,6% so với năm trước, đạt 80 tỷ đồng.

Trong khi đó, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023, Thuỷ sản Cửu Long An Giang ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 139,74 tỷ đồng, giảm % so với cùng kỳ năm ngoái; giảm 57,06%; trong khi đó, giá vốn hàng bán giảm 47,31%, do đó lợi nhuận gộp giảm hơn 76%. Vậy nên, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 3 tháng đầu năm 2023 chỉ vỏn vẹn 1,9 tỷ đồng, giảm tới 96,97% so với cùng kỳ.

Như vậy, kết thúc quý I/2023 với kết quả lợi nhuận trước thuế đạt 2,14 tỷ đồng, Công ty mới chỉ hoàn thành 2,68% mục tiêu năm.

Tính đến cuối quý I/2023, tổng tài sản của ACL đạt hơn 1.566 tỷ đồng, tăng 5,74% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với gần 1.063 tỷ đồng, tăng 15,23% so với đầu năm và chiếm tỷ trọng 67,88% tổng tài sản.

Trong khi đó, nợ phải trả vẫn đến từ nợ ngắn hạn, tăng 12,63% so với đầu năm lên gần 740 tỷ đồng; trong đó vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn đạt xấp xỉ 657 tỷ đồng, tăng 27,82%, chủ yếu đến từ vay BIDV chi nhánh An Giang hơn 195 tỷ đồng, xấp xỉ 100 tỷ đồng vat Ngân hàng TNHH MTV OUB Việt Nam và 159 tỷ đồng vay Chủ tịch HĐQT Công ty - bà Trần Thị Vân Loan.

Bên cạnh đó, báo cáo tài chính quý I/2023 công ty mẹ ACL cũng không mấy khả quan với doanh thu giảm 59,17% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 0,95 tỷ đồng, giảm tới 98,25%.

Năm 2023, Công ty vẫn theo định hướng tập trung nguồn lực vào nuôi trồng và chế biến cá tra xuất khẩu, không đầu tư ngoài ngành. Tăng trưởng về chiều sâu các mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm từ con cá với mục tiêu đưa cá tra phát triển ở nhiều thị trường hơn nữa.

Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (ACL) thành lập vào năm 2007 với ngành kinh doanh chính là chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản. Năm 2007, ACL chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần và niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM.

VNDirect gợi ý 6 cổ phiếu mang đến cơ hội đầu tư cho tháng 5

Trong báo cáo chiến lược tháng 5 của Công ty CP Chứng khoán VNDirect, thị trường điều chỉnh mở ra cơ hội tốt để mua ...

Nhà đầu tư nước ngoài có tháng "rót tiền nhỏ giọt" trong vòng 1 năm qua

Trong tháng 4 vừa qua, khối ngoại giải ngân chưa đến 20.000 tỷ đồng vào thị trường chứng khoán Việt Nam, bằng một nửa những ...

Chứng khoán Mỹ có thể tăng mạnh thời gian tới nếu đây là lần tăng lãi suất cuối của Fed

Lịch sử cho thấy rằng chứng khoán Mỹ có thể sớm đạt được những mức tăng trưởng tốt trong thời gian tới nếu đây là ...

Anh Khôi (t/h)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục