Kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực bán lẻ: Hành vi tiêu dùng là nhân tố quan trọng Lấy ý kiến dự thảo Quyết định Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030 |
Ngày 16/11 tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì tổ chức “Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023: Xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Kinh tế tuần hoàn”.
Các đại biểu tham dự diễn đàn. Ảnh Hoài Anh |
Thời gian qua, vấn đề môi trường, khí hậu luôn được đặt ở vị trí ưu tiên cao nhất trong chương trình Nghị sự, kế hoạch phát triển của đất nước với mục tiêu bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Phát triển kinh tế xanh, ít chất thải, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, các-bon thấp, khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất”.
Tại Diễn đàn, các đối tác trong nước và quốc tế cùng thảo luận về Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn và lộ trình triển khai. Đây là cơ hội để trao đổi và thảo luận về cách tiếp cận phù hợp và cơ chế tài chính để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại các ngành, lĩnh vực từ cấp trung ương đến địa phương nhằm đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, giảm ô nhiễm môi trường.
Các mô hình kinh tế tuần hoàn được triển khai trong thực tiễn thông qua cách tiếp cận Môi trường - Xã hội - Quản trị (ESG) là những điển hình cụ thể minh chứng tính hiệu quả trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu mà Việt Nam đang phải đối mặt. Tại Diễn đàn, các cơ chế tài chính như thúc đẩy thị trường các-bon, nguồn tài chính đổi mới cho đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái cũng như huy động sự tham gia của tư nhân trong hoạt động quản lý chất thải được xác định là một trong những nguồn lực quan trọng để thực hiện kinh tế tuần hoàn trong thời gian tới.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân phát biểu tại diễn đàn. Ảnh Hoài Anh |
Phát biểu tại Phiên toàn thể, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh vai trò của kinh tế tuần hoàn trong hướng tới phát triển bền vững và đề nghị các đại biểu chia sẻ, gợi ý bài học kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên trong khu vực ASEAN thiết lập một khung thể chế, pháp luật toàn diện cho kinh tế tuần hoàn.
Ông Trịnh Quốc Vũ (thứ 2 từ trái sang), Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) đã tham gia phiên thảo luận chuyên sâu về thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Ảnh Bùi Hiền |
Theo đó, Diễn đàn đã dành thời gian thảo luận chuyên sâu về thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các ngành/lĩnh vực, địa phương và doanh nghiệp.
Trong Phiên bế mạc, sau Diễn văn báo cáo kết quả thảo luận của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Diễn đàn vinh dự được lắng nghe phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại diễn đàn |
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, cần phải có một kế hoạch rõ ràng, các mục tiêu cụ thể và có sự đồng thuận lớn của toàn xã hội. Đồng thời, cần phải có một hành lang pháp lý cho việc hình thành, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn gắn với trách nhiệm của các thành phần trong nền kinh tế. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, doanh nghiệp là động lực trung tâm, các tổ chức và từng người dân tham gia thực hiện. "Những chính sách cụ thể sẽ là bệ đỡ, bệ phóng cho các doanh nghiệp, khu công nghiệp thực hành kinh doanh tuần hoàn một cách hiệu quả nhất”- Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phát biểu bế mạc , Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đánh giá cao chia sẻ quý báu của các đại biểu tại Diễn đàn. Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đánh giá việc xây dựng Kế hoạch hành động Quốc gia sẽ cung cấp một chiến lược cụ thể trong giai đoạn ngắn hạn, cũng như dài hạn để chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn, hướng tới phát triển bền vững.
Phát biểu bên lề Diễn đàn, Bà Ramla Khalidi, Đại diện thường trú, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhấn mạnh: Việc xây dựng một thế giới bền vững, bao trùm và thịnh vượng vào năm 2030 không chỉ là cần thiết, mà còn khả thi. Thông qua thúc đẩy chuyển dịch sang một nền kinh tế carbon thấp và kinh tế tuần hoàn, Việt Nam có thể dẫn dắt cũng như định hướng con đường phát triển nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững về phát triển kinh tế tuần hoàn.
Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành SCG chia sẻ “Với Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn, tôi tin rằng sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng chiến lược ESG trong hoạt động kinh doanh của họ, để tuân thủ theo định hướng mới và cùng nhau nỗ lực vì một mục tiêu chung. Để thúc đẩy hơn nữa các tác động của Kinh tế tuần hoàn và tiến trình thực hiện, cần có sự hợp tác liên ngành nhằm đạt được những kết quả lớn hơn. Chúng tôi mong chờ được cộng tác với các đối tác tại Việt Nam để áp dụng và thực hành các nguyên tắc ESG, từ đó, thúc đẩy thực hiện kinh tế toàn hoàn. Mục tiêu của chúng tôi là cùng nhau tăng trưởng bền vững hơn và lớn mạnh hơn, từ đó tăng cường năng lực cạnh tranh của khối kinh tế ASEAN trên trường quốc tế”.
Trong buổi chiều, Diễn đàn tiếp tục được chia thành 03 phiên chuyên đề tập trung vào các nội dung: Lộ trình triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về thực hiện kinh tế tuần hoàn; Phương pháp tiếp cận ESG để thực hiện kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp và Cơ chế tài chính cho kinh tế tuần hoàn. Tại Diễn đàn, gần 20 gian hàng triển lãm trình diễn về các mô hình, giải thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm hướng tới bảo vệ môi trường và phát triển bền vững được giới thiệu đến các đại biểu tham dự. |
Thu Hường
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|