Cơ hội vàng từ RCEP để bứt phá xuất khẩu sang Trung Quốc RCEP sẽ có hiệu lực tại Philippines vào ngày 2/6 năm nay |
“Muộn còn hơn không” là nhận xét của các chuyên gia Philippines khi mới đây Thượng viện Philippines cuối cùng đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), quy tụ 10 thành viên ASEAN cùng với Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Trung Quốc. Hiệp định bao trùm 30% GDP, khối lượng thương mại và dân số của thế giới. Sau khi cân nhắc, 20 thượng nghị sĩ Philippines cuối cùng đã bỏ phiếu tán thành hiệp định RCEP với một phiếu phản đối và một phiếu trắng.
Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất trong nền chính trị Philippines cuối cùng đã được giải quyết sau khi những tiếng nói bất đồng từ các lĩnh vực nông nghiệp của nước này được xoa dịu bởi những người ủng hộ mở rộng thương mại và đầu tư khu vực và toàn cầu.
Trong tiến trình hội nhập, tự do hóa thương mại của quốc gia này với các nền kinh tế lớn trong khu vực và thế giới, ngành nông nghiệp Philippines đã lo ngại sẽ bị "bỏ lại phía sau" do giới chức chính trị của Philippines không quan tâm nhiều đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp.
Ngay cả trong lĩnh vực công nghiệp và sản xuất, Philippines cũng phải đối mặt với những cạnh tranh từ các nước ASEAN. Quốc gia quần đảo này có nhược điểm tự nhiên là khoảng cách vận chuyển xa so với các thị trường lục địa, cộng thêm với cơ sở hạ tầng giao thông vận tải nội địa lạc hậu và chi phí cũng đắt đỏ.
Một trở ngại khác cũng làm "chùn bước" nhà đầu tư nước ngoài trong 30 năm qua là giá điện ở Philippines "đắt nhất" trong số các nước ASEAN: Cao gấp ba lần so với Trung Quốc, gấp đôi so với Việt Nam và cao hơn 30% so với Thái Lan.
Tuy nhiên, việc Philippines phê chuẩn RCEP báo hiệu sự sẵn sàng của nước này để vượt qua các thách thức. Hợp tác với Trung Quốc là một lựa chọn để Philippines đạt được hiệu quả trong nỗ lực đạt được tiến bộ và thịnh vượng trong khuôn khổ RCEP.
Duy Hưng (tổng hợp)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|