Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE - Mã: MWG) tăng mạnh trong tháng 7 và 8 năm 2022 so với cùng kỳ do tác động của các đợt giãn cách trong quý 3 2021. Doanh thu thuần và LNST trong hai tháng này tăng hơn 30% CK.
MWG duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu MWG. Hình minh họa |
Lũy kế 8T2022, doanh thu và lợi nhuận ròng đạt 92,3 nghìn tỷ (+18% CK) và 3,2 nghìn tỷ (+6% CK), lần lượt hoàn thành 66% và 50% kế hoạch năm. Đáng lưu ý, biên lợi nhuận ròng giảm xuống còn 3,4%, giảm 0,4%p so với 8T2021, nguyên nhân có thể đến từ tăng tỷ trọng doanh thu online (14% trong 8T2022 so với 8,9% trong 8T2021).
Bằng việc đóng cửa các cửa hàng không hiệu quả cũng như thiết kế lại cửa hàng cả về trưng bày và danh mục hàng hóa, doanh thu trên mỗi cửa hàng tăng trưởng rõ rệt trong thời gian ngắn). Kể từ tháng 4 2022 khi MWG khởi động chiến dịch tái cơ cấu BHX, 414 cửa hàng đã đóng cửa, chiếm 19,3% số lượng cửa hàng giai đoạn đỉnh. Đến tháng 8, doanh thu trung bình hàng tháng trên mỗi cửa hàng đạt 1,36 tỷ, tăng sấp sỉ 33% so với Q1/2022. Từ đây đến cuối năm, BLĐ đề ra mục tiêu tăng doanh thu hàng tháng của cửa hàng lên mức 1,5-1,6 tỷ. Ngoài mục tiêu tăng doanh thu, BHX cũng kỳ vọng đạt điểm hòa vốn cuối năm 2022 nhờ vào chuẩn hóa quy trình vận hành, giảm hao hụt và hủy hàng, tối ưu hóa các chi phí.
Đòn bẩy tài chính thấp và kỳ vọng bứt phá của BHX sẽ duy trì KQKD tốt hơn so với các đối thủ. So với doanh nghiệp cùng ngành như FRT, nợ trên vốn chủ của MWG thấp hơn gần 3 lần. Nợ ròng chỉ chiếm khoảng 87% VCSH vào cuối quý 2/2022. Với tỷ lệ đòn bẩy tài chính tương đối thấp, lợi nhuận của MWG sẽ ít bị ảnh hưởng bởi việc tăng lãi suất.
Ngoài ra, nếu BHX có khả năng đạt điểm hòa vốn và tiếp tục duy trì, MWG có thể tái khởi động việc mở rộng chuỗi trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc tăng doanh thu trên mỗi cửa hàng có thể một phần do lưu lượng kết chuyển từ các cửa hàng cũ đã đóng cửa, vì vậy, tính bền vững của việc doanh thu tăng vẫn cần thời gian quan sát thêm.
Theo đó, MASVN duy trì khuyến nghị mua đối với MWG. MASVN điều chỉnh dự phóng KQKD dựa trên kết quả hoạt động 8T2022 cũng như tăng chi phí vốn bao gồm vốn vay và VCSH do lãi suất tăng, MASVN hạ giá mục tiêu cho MWG xuống 81.600 đồng/cp (từ 89.400 đồng/cp), tương đương với mức P/E dự phóng 2023 là 19x. Rủi ro giảm giá chính là các yếu tố bất ổn vĩ mô cả trong và ngoài nước có thể dẫn đến làn sóng tháo chạy khỏi các tài sản có tính rủi ro cao như cổ phiếu, kết quả là cổ phiếu có thể bị giao dịch ở mức chiết khấu sâu.
BSC khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu GMD của Công ty CP Gemadept (HOSE - Mã: GMD) với giá trị hợp lý năm 2023 là 53.500 đồng/cp (Upside 10% so với giá đóng cửa ngày 10/10/2022), dựa trên phương pháp P/E mục tiêu = 16.25x. Mức định giá P/E mục tiêu đươc dựa trên (1) P/E trung bình năm 2019 = 17.1x với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cốt lõi GMD (+7-10% yoy), và (2) áp dụng mức chiết khấu 5% cho rủi ro về sản lượng trong năm 2023.
BSC đưa ra khuyến nghị THEO DÕI do lo ngại đà tăng tưởng sản lượng sẽ chậm lại trong thời gian tới. Mức Upside 10% chủ yếu đến từ giá cổ phiếu GMD đã giảm mạnh trong bối cảnh thị trường chung điều chỉnh kể từ T5/2022.
Trong năm 2022, BSC dự báo GMD ghi nhận DTT = 3.667 tỷ đồng (+14% yoy), NPATMI = 953 tỷ đồng (+56% yoy), tương đương EPS FWD = 3.161 đồng/cp, P/E FWD = 15.4x.
Trong năm 2023, BSC dự báo GMD ghi nhận DTT = 3.797 tỷ đồng (+4% yoy), NPATMI = 990 tỷ đồng (+4% yoy), tương đương EPS FWD = 3.286 đồng/cp, P/E FWD = 14.8x, dựa trên các giả định chính năm 2023 như sau:
Sản lượng hàng hóa +1,3% yoy trong năm 2023, đóng góp bởi NDV +10% yoy (với giả định NDV 2 sẽ nhận 1 tuyến dịch vụ từ Q3.2022), Nam Hải -4%, Nam Hải Đình Vũ -4% yoy và Phước Long ICD –Bình Dương +2% yoy. Tốc độ tăng trưởng sản lượng thấp hơn so với năm 2022 là +5,8% yoy do kinh tế toàn cầu chậm lại, cạnh tranh cao tại khu vực Hải Phòng. Giá bán dịch vụ tăng +1% yoy trong năm 2023; Doanh thu Logisitcs giả định + 10% yoy trong năm 2023 – tương đương tăng trưởng trung bình mảng Logistics trong quá khứ.
Trong năm 2023, biên lợi nhuận gộp = 35,9%, giảm 0,3 điểm % so với năm 2022 dựa trên giả định chi phí dịch vụ mua ngoài/SL – 3% yoy do giá dầu hạ nhiệt, chi phí khấu hao + 100 tỷ đồng do dự án NĐV 2 đi vào hoạt động.
Chi phí lãi vay = 161 tỷ đồng (+44% yoy) năm 2023 dựa trên giả định vay mới 750 tỷ đồng để đầu tư thiết bị cho NDV GĐ 2, lãi suất +1 điểm %. Lãi từ CTLK = 555 tỷ đồng (+10% yoy), đóng góp chính bởi dự án GML (205/232 tỷ đồng) và SCS (222/244 tỷ đồng).
Triển vọng kinh doanh 2023: Trong năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sẽ chậm lại do (1) việc lấp đầy NDV 2 gặp khó khăn khi kinh tế toàn cầu suy thoái, cạnh tranh cao tại Hải Phòng quay trở lại và (2) dự án GML 2 chưa đi vào hoạt động, trong khi, giai đoạn 1 đã đầy công suất.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất do Công ty CP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (UPCoM - Mã: BSR) quản lý với tổng vốn đầu tư 3 tỷ USD đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu cho cả nước kể từ khi đi vào hoạt động, đáp ứng ~35% tổng nhu cầu nội địa. Trái ngược với nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, BSR vẫn duy trì công suất vận hành cao, lên tới 105-108% trong nhiều năm, cho thấy khả năng sinh lời cao, ngoại trừ năm 2020 do dịch Covid-19 bùng phát và giá dầu giảm mạnh.
Trong 6T22, tỷ suất LN lọc dầu đã tăng mạnh trên toàn cầu do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga, trong khi công suất lọc dầu vẫn ở mức thấp. VND kỳ vọng tỷ suất LN lọc dầu sẽ hạ nhiệt trong những tháng tới khi LN cao sẽ kích hoạt sự phục hồi công suất lọc dầu trên toàn cầu. Tuy nhiên, tỷ suất LN lọc dầu vẫn duy trì ở mức cao so với trước khủng hoảng Nga – Ukraine, do thị trường nhiên liệu bị thắt chặt bởi cuộc xung đột kéo dài và đây sẽ là tín hiệu tốt cho các NMLD trong đó có BSR. VND dự phóng LN ròng năm 2022 của BSR sẽ tăng 128,4% svck nhờ LN lọc dầu tăng đột biến, sau đó giảm 40,1% svck trong 2023 do tỷ suất LN lọc dầu hạ nhiệt và đợt bảo dưỡng định kỳ (nhưng vẫn cao hơn 37% so với 2021). LN ròng dự kiến sẽ quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng trong năm 2024 với tốc độ tăng trưởng 12,2% svck.
BSR có kế hoạch nâng cấp và mở rộng NMLD Dung Quất (vốn đầu tư 1,26 tỷ USD) từ năm 2023, giúp nâng công suất thêm 17% lên 7,6 triệu tấn/năm. Sau khi hoàn thành, BSR có thể chưng cất các loại dầu thô chua hơn và cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao (tiêu chuẩn Euro V). Với định hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm có giá trị cao, VND tin tưởng vào tính khả thi của dự án này và cho rằng đây sẽ là động lực chính cho hoạt động kinh doanh của BSR trong dài hạn.
VND ra báo cáo lần đầu cho BSR với khuyến nghị Khả quan và giá mục tiêu 27.300 đồng/cp, dựa trên tỷ trọng tương đương của EV/EBITDA mục tiêu 2023 là 6,5x và P/B mục tiêu 2023 là 1,5x. Động lực tăng giá là crack spread cao hơn dự kiến và khả năng niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE. Rủi ro giảm giá đến từ việc giá dầu/crack spread giảm và sản lượng sản xuất thấp hơn dự kiến.
Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.
VN-Index sắp mất mốc 1.000 điểm, nhà đầu tư đang lo sợ điều gì? Chốt phiên 11/10, VN-Index giảm 36,28 điểm dừng ở mức 1.006,2 điểm. Mặc dù giảm tới 36 điểm nhưng chỉ có chưa tới 13.000 tỉ ... |
Gần 113 triệu cổ phiếu MBS sắp lên sàn, MBBank nâng tỷ lệ sở hữu lên xấp xỉ 80% Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) - công ty mẹ của MBS vừa nhận thêm 90,8 triệu cổ phiếu MBS, tăng số lượng sở hữu ... |
Tin tức chứng khoán 17h00' hôm nay 11/10/2022: FIR, L61, NLG, NVL, EIB Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam cập nhật và gửi đến quý độc giả những tin tức chứng khoán nổi bật ... |
Đức Anh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|