Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE - Mã: KBC) dự kiến chuyển nhượng 50ha đất thương phẩm mỗi năm tại dự án khu đô thị (KĐT) Tràng Cát, thay vì tự phát triển để bán lẻ kết hợp bán buôn như kế hoạch trước đó. Chúng tôi đánh giá cao kế hoạch này sẽ mang lại dòng tiền cho KBC nhanh hơn và khả thi về mặt pháp lý hơn, do dự án gần như đã có thể chuyển nhượng sau khi hoàn tất việc san lấp. Ban lãnh đạo chia sẻ đã nhận được giấy phép san lấp trong Q4/21, KBC dự kiến tiến hành san lấp từ đầu 2022, và kỳ vọng ghi nhận 10.000-12.000 tỷ đồng doanh thu từ dự án này trong 2022.
Vào cuối 2021, KBC đã được chấp thuận đầu tư tại ba cụm công nghiệp (CCN) (225ha) ở Hưng Yên. Ngoài ra, ba KCN mới KBC đề xuất đầu tư tại Hải Dương (1.291ha) cũng đã được thêm vào quy hoạch tổng thể, sau hơn 3 năm chờ đợi. VND kỳ vọng những dự án này sẽ hỗ trợ tăng trưởng LN ròng trong dài hạn của KBC. Bên cạnh đó, KBC chia sẻ công ty dự kiến sẽ kí MOU cho thuê 115ha tại KCN Tràng Duệ 3 vào đầu 2022 với giá trị hơn 150 triệu USD (trong đó LG Display Vietnam dự kiến thuê 80ha), giá thuê khoảng 130-140 USD/m2/kỳ thuê. Công ty đã bắt đầu thu gom 100-200ha diện tích đất đầu tiên tại dự án này từ Q4/21 và kỳ vọng có thể hoàn thành các thủ tục pháp lý trong 2022.
VND nâng dự phóng LN ròng 2022-23 ở kịch bản cơ sở tăng 325,1%/136,9% đạt 7.323 tỷ đồng (+591,5% svck)/8.558 tỷ đồng (+16,9% svck) để phản ánh sáu dự án KCN/CCN mới được bổ sung trong tháng 12/2021 có thể đi vào hoạt động trong 2022-24 và kế hoạch bán buôn mới tại dự án KĐT Tràng Cát. VND ước tính biên lợi nhuận (LN) gộp năm 2022 tăng 8,1% lên 63,8% và duy trì ở mức cao 65,4% trong 2023 nhờ đóng góp của KĐT Tràng Cát có biên LN cao.
VND nâng khuyến nghị lên Khả quan từ Trung lập với giá mục tiêu cao hơn 81.800 đồng/cp do VND cập nhật 1) định giá DCF cho sáu dự án KCN, CCN mới tại Hưng Yên và Hải Dương và 2) kế hoạch bán buôn mới tại KĐT Tràng Cát. Tiềm năng tăng giá phụ thuộc liệu KBC có thể tiếp tục mở khóa các dự án mới tại Hưng Yên, Long An, Hải Dương và Bắc Giang. Rủi ro giảm giá 1) bán hàng thấp hơn dự kiến, 2) tiến độ pháp lý tại các dự án mới chậm trễ, và 3) trì hoãn ghi nhận doanh thu tại các dự án KĐT.
Theo ước tính của BVSC, doanh thu Quý 4/2021 của CTCP Chế biến Gỗ Đức Thành (HOSE - Mã: GDT) đã phục hồi đáng khích lệ 181% QoQ lên 91,5 tỷ, sau khi hoạt động sản xuất trở lại vào đầu Tháng 9. Cụ thể, doanh thu hậu giãn cách đang có dấu hiệu phục hồi rõ rệt: Doanh thu Tháng 10/2021 đạt 23,7 tỷ (cao hơn 38,7% so với mức Tháng 9 là 17,1 tỷ), tăng 14,2% MoM lên 27,0 tỷ vào Tháng 11, trong khi doanh thu Tháng 12 tăng mạnh lên 41,0 tỷ (+51,9% MoM).
Theo Ban lãnh đạo, sự phục hồi doanh thu Quý 4 thúc đẩy bởi nhu cầu cải thiện ở cả thị trường xuất khẩu và nội địa.
Không đáng ngạc nhiên, doanh số Quý 4 vẫn ở mức thấp YoY, đã được dự đoán trong cập nhật gần đây nhất của BVSC, phần lớn là do một số trường hợp COVID-19 trong lực lượng lao động của Công ty, dẫn đến sản xuất dưới công suất, điều này sẽ cải thiện trong tương lai nhờ các chiến dịch tiêm chủng nhanh chóng của Việt Nam, theo quan điểm của chúng tôi.
Xuất khẩu vẫn là nguồn đóng góp chính ở mức 286,5 tỷ (-16% YoY; chiếm 84,6% doanh thu thuần 2021), việc tăng tốc xuất khẩu sang các thị trường ngoài châu Á là điểm nhấn chính, chủ yếu nhờ vào việc tuân thủ hiệu quả các yêu cầu ESG, giúp có được nhiều đơn đặt hàng hơn từ các đối tác ở Châu Âu và Mỹ.
BLN ròng Quý 4/2021 của GDT thu hẹp đáng kể, chỉ 14,4% so với 17,4%/ 20,0% trong 9T21 và cả năm 2020, mà Ban lãnh đạo cho rằng chủ yếu là do việc tăng mạnh lương của nhân viên vào Tháng 11 để cổ vũ và giữ chân người lao động tại nơi làm việc vào mùa cao điểm của thị trường sau thời gian giãn cách dài.
Cho đến nay, các đơn đặt hàng xuất khẩu của GDT duy trì mạnh mẽ ở mức gần 7,0 triệu USD (sẽ được giao trong nửa đầu năm 2022), cao hơn đáng kể so với mức 3,7 triệu USD cuối năm 2020 (sẽ được giao trong năm 2021). Theo quan điểm của BVSC, quy mô các đơn đặt hàng lớn hiện tại cho thấy triển vọng mạnh mẽ đối với hoạt động xuất khẩu của Công ty trong những quý sắp tới.
Ban lãnh đạo Công ty cho biết, GDT đang đặt kế hoạch doanh thu thuần năm 2022 phục hồi nhanh chóng 41,7% YoY lên 480 tỷ (cao hơn 20% so với mức kỷ lục gần nhất trong năm 2020 là 400,4 tỷ), khá sát với dự báo hiện tại của chúng tôi.
Dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận ròng năm 2022 của BVSC cho GDT là 474 tỷ (+39,9% YoY) và 90,8 tỷ (+61,9% YoY). Để đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ từ khách hàng, GDT đang mở rộng diện tích sản xuất thêm 1.000 m2, tương đương 20% công suất sản xuất hiện tại. GDT vẫn chưa công bố kế hoạch lợi nhuận ròng năm 2022 ở thời điểm hiện tại.
GDT sẽ mở khóa 371.396 cổ phiếu ESOP (2,11% tổng số cổ phiếu đang lưu hành) vào ngày 06/01/2022, điều này chắc chắn có lợi cho tính thanh khoản của cổ phiếu trong ngắn hạn, trong bối cảnh các nhà đầu tư nước ngoài liên tục mua vào trong những tháng gần đây. BVSC kỳ vọng tính thanh khoản của GDT sẽ cải thiện rõ ràng hơn trong tương lai, nhờ vào việc thực hiện cổ tức bằng cổ phiếu năm 2020 sắp tới (tỷ lệ 10%; ngày đăng ký cuối cùng: 10/01/2022).
BVSC duy trì khuyến nghị Outperform và giữ nguyên giá mục tiêu 1 năm theo Phương pháp Chiết khấu dòng cổ tức đối với GDT ở mức 71.800 đồng/cp (Upside: 23,7%).
Cổ phiếu D2D (CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 – sàn HOSE)vừa trải qua một phiên tăng điểm mạnh mẽ với thân nến dài. Thanh khoản cổ phiếu vượt lên ngưỡng giao dịch trung bình 20 phiên, đồng thuận với xu hướng tăng của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều ủng hộ xu hướng tăng giá này. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên đường MA20 và MA50, cho thấy đà tăng giá mạnh mẽ.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 65.3, chốt lãi tại ngưỡng 70 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 60.
CTCP Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (HOSE: TNH) ghi nhận doanh thu trong Q3/2021 đạt 124 tỷ đồng, tăng 40% YoY, LNST đạt 60 tỷ, tăng 80% YoY. Lũy kế 9T/2021, TNH ghi nhận doanh thu 308 tỷ, tăng 32% YoY, LNST đạt 110 tỷ, tăng 37% YoY. Như vậy, TNH đã hoàn thành 73% kế hoạch doanh thu và 79% kế hoạch LNST.
Doanh thu 9T/2021 của TNH tăng trưởng mạnh do số lượt khám chữa bệnh ngoại trú đạt 222.500 lượt (+36% YoY) và nội trú đạt 24.500 lượt (+18% YoY), một phần nhờ tỉnh Thái Nguyên đã kiểm soát COVID rất tốt trong suốt các đợt bùng phát trong 2021. Ngoài ra, giá khám chữa bệnh cũng tăng khoảng 12% YoY giúp biên lợi nhuận gộp tăng lên mức 52,4% (cùng kỳ 46,1%). Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp của TNH đều tăng mạnh 80% YoY.
FSC đánh giá tiềm năng của TNH từ 2022 tích cực nhờ: 1) dự án Bệnh viện Phụ sản và Bệnh viện Mắt được kỳ vọng hoàn thành vào Q2/2022 và Q4/2022, TNH cũng đã nâng tỷ lệ sở hữu tại 2 dự án này lên mức chi phối lần lượt là 85% và 80%; 2) TNH dự kiến giá khám chữa bệnh sẽ tăng khoảng 6-8% trong 2022; 3) TNH sẽ phát hành khoảng 26 triệu CP cho cổ đông hiện hữu để mở rộng quy mô và thanh toán 20% nợ vay, kỳ vọng giúp giảm chi phí lại vay từ 2022.
Trong dài hạn, TNH đã hoàn thành việc thuê đất tại tỉnh Bắc Giang cho dự án mới là bệnh viện Bắc Giang, đây sẽ là động lực tăng trưởng dài hạn cho TNH.
Ở mức giá đóng cửa hiện tại, TNH đang được giao dịch tại mức PE TTM là 17.4x (tương ứng EPS TTM là 3.355 đồng). Mức Stock Rating của TNH ở mức 88 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồng thời, đồ thị giá của TNH tăng 6,4% và vượt lên trên đường trung bình 20 phiên, nhưng đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn cần hạn chế mua đuổi ở các nhịp tăng mạnh trong phiên. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của TNH cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại.
Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Tân An
Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|