Phiên giao dịch ngày 7/3/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý

(Banker.vn) Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch 7/3/2023, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

Công ty chứng khoán Phú Hưng - PHS

Khuyến nghị mua cổ phiếu VIB

Kết thúc năm 2022, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HOSE: VIB) ghi nhận sự tăng trưởng chậm lại với thu nhập lãi thuần tăng 26,6%YoY lên 14.963 tỷ đồng. Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng chỉ tăng nhẹ 0,7% YoY lên 3.095 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của VIB tăng trưởng 32,1% YoY lên 8.469 tỷ đồng. NIM cải thiện 35 bps so với cuối năm 2021 lên 4,77%, top 4 ngân hàng có NIM cao nhất toàn ngành.

Phiên giao dịch ngày 7/3/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý
PHS khuyến nghị mua ua đối với cổ phiếu VIB. Hình minh họa

Tỷ lệ nợ xấu của VIB đạt 1,8% vào cuối năm 2022. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của VIB đạt 53.9%, cải thiện so với mức 51,4% vào cuối năm 2021.

Điểm nhấn đầu tư: Ngân hàng dẫn đầu tăng trưởng nhờ mở rộng các hoạt động kinh doanh cốt lõi. Cho vay mua ô tô của VIB dẫn đầu thị trường với thị phần 13% toàn thị trường, trong khi mảng cho vay mua nhà có tăng trưởng cao nhất thị trường (45% vào năm 2018, 46% vào năm 2019, 41% vào năm 2020, 25% vào năm 2021, 29% vào năm 2022). Do đó, tăng trưởng tín dụng của VIB đã đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng, với CAGR 23% trong giai đoạn 2018-2022.

Khả năng cải thiện NIM được hỗ trợ bởi chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ và ngân hàng số. NIM của VIB tăng từ 2,9% vào năm 2016 lên 4.77% vào năm 2022, thuộc top những ngân hàng có NIM cao nhất.

Theo PHS, lãi suất cao sẽ tác động đến nhu cầu tiêu dùng trong năm 2023. Với tỷ trọng bán lẻ chiếm 90% dư nợ cho vay, VIB nhiều khả năng sẽ chịu ảnh hưởng bởi sự sụt giảm nhu cầu nội địa. Dù vậy, VCSC kỳ vọng bức tranh tín dụng bán lẻ sẽ khả quan hơn trong nửa cuối năm 2023 nhờ lạm phát và lãi suất hạ nhiệt. Do đó, PHS ước tính tăng trưởng tín dụng năm 2023 của VIB sẽ đạt 16,2%YoY.

Dựa trên kỳ vọng FED tiếp tục tăng lãi suất cơ bản lên 5%-5,25% trong năm 2023, NHNN sẽ khó duy trì thanh khoản ở trạng thái quá dồi dào và lãi suất liên ngân hàng sẽ khó giảm sâu. Qua đó, PHS ước tính NIM của VIB sẽ thu hẹp 9 bps còn 4,68%.

Do tình hình kinh tế kém khả quan hơn vào năm 2023 sẽ làm gia tăng rủi ro tín dụng mà các ngân hàng phải đối mặt. Qua đó, VCSC ước tính tỷ lệ nợ xấu của VIB đạt 2,88% vào năm 2023.

Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, VCSC xác định giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu VIB là 31. 000 đồng/cp. Theo đó, PHS khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VIB.

Rủi ro: (1) Tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp nhất trong ngành, và việc gia tăng mạnh nợ cần chú ý, sẽ tạo sức ép lên lợi nhuận của ngân hàng trong năm 2023; (2) Rủi ro lạm phát cao ảnh hưởng đến cho vay bán lẻ.

Công ty Chứng khoán SSI - SSI Research

Khuyến nghị trung lập cho cổ phiếu NLG

SSI khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu NLG (Công ty CP Đầu tư Nam Long), với giá mục tiêu 1 năm là 29.200 đồng/cp (tiềm năng tăng giá là 15,9%). SSI điều chỉnh giảm 25% giá mục tiêu so với báo cáo trước do điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu từ 12% lên 14% cũng như giãn tiến độ bán hàng các dự án trọng điểm của NLG như Waterfront, Waterpoint, NLG Cần Thơ, cũng như các dự án khác.

Với tỷ lệ cao các dự án bất động sảnở các đô thị cấp 2 trong quỹ đất của công ty nhu cầu của người mua nhà đối với các dự án này sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng do lãi suất cao, cũng như thanh khoản giao dịch ở mức thấp.

Công ty chứng khoán Bản Việt – VCSC

Khuyến nghị mua cổ phiếu CTR

VCSC giảm giá mục tiêu cho cổ phiếu CTR của Tổng Công ty CP Công trình Viettel thêm 3% nhưng vẫn giữ khuyến nghị MUA. VCSC dự báo EBITDA của CTR sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) là 17,8% trong giai đoạn 2023-2027, dẫn dắt bởi mảng towerco.

Trong triển vọng tích cực, EV/EBITDA năm 2023 với giá mục tiêu của VCSC là 9,9 lần, vẫn khá hấp dẫn do mức chiết khấu 10% và 57% so với trung vị EV/EBITDA trượt trung bình 5 năm giai đoạn 2018-2022 của một số công ty cùng ngành tại thị trường Châu Á mới nổi và tại thị trường phát triển lần lượt là 11,0 lần và 22,8 lần.

Giá mục tiêu thấp hơn của VCSC chủ yếu là do mức giảm 8% trong dự báo EBITDA giai đoạn 2023-2027 cho mảng towerco của CTR, được bù đắp một phần bởi mức giảm 0,5 điểm phần trăm trong giả định WACC của VCSC.

Trong năm 2023, VCSC dự báo CTR ghi nhận doanh thu đạt 10 nghìn tỷ đồng (+11% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 476 tỷ đồng (+7% YoY). VCSC kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận cao hơn sẽ được dẫn dắt bởi các mảng liên quan đến viễn thông (cụ thể, towerco và vận hành) nhưng bị ảnh hưởng bởi mức tăng trưởng thấp của mảng xây dựng.

Rủi ro đối với quan điểm tích cực của VCSC: Tăng trưởng tiêu thụ dữ liệu di động chững lại; Viettel ưu tiên sở hữu trạm viễn thông thay vì thuê ngoài CTR; không sẵn sàng chia sẻ trạm viễn thông giữa các công ty viễn thông; hoạt động xây dựng thấp hơn dự kiến do triển vọng kém khả quan của thị trường bất động sản.

Công ty chứng khoán Mirae Asset Việt Nam – MASVN

Khuyến nghị mua cổ phiếu DGC với giá mục tiêu 65.000 đồng/cp

Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HoSE: DGC) được biết đến là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu về phốt pho vàng (P4), axit photphoric, phân lân tại Việt Nam. Trong đó, phốt pho vàng và axit photphoric điện tử - sản phẩm từ phốt pho vàng hiện cũng là nguyên liệu thô quan trọng trong quá trình sản xuất chất bán dẫn (phục vụ cho thiết bị 5G) và xu hướng sản xuất xe điện (phục vụ cho pin).

Trong giai đoạn từ tháng 5/2022 – 1/2023 việc Trung Quốc duy trì chính sách zero-covid đã kéo theo nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm bán dẫn suy giảm, ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ P4 của công ty.

MASVN cho rằng, kết quả kinh doanh theo quý của DGC đang giảm nhanh sau khi tạo đạt đỉnh vào quý II/2022. Trong quý IV/2022, DGC báo lãi quý 1.032 tỷ đồng, là mức thấp nhất trong 5 quý (từ quý III/2021). So với đỉnh vào quý II/2022, lợi nhuận sau thuế của công ty đã giảm liên tục trong 2 quý và để mất 42,1% so với mức đỉnh. Quý I/2023, DGC đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế ở mức 700 tỷ đồng, tiếp tục giảm 32,1% so với mức quý trước.

Theo MASVN, DGC là doanh nghiệp có bảng cân đối vững mạnh. Cuối năm 2022, DGC chỉ còn duy nhất 467 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn, giảm 45,5% so với mức đầu năm. Trong khi đó lượng tiền và tiền gửi của DGC đã tăng mạnh lên hơn 9.000 tỷ đồng gấp 2,4 lần so với mức đầu năm.

MASVN cho rằng, DGC là một doanh nghiệp ít chịu ảnh hưởng bởi các biến động vĩ mô như lãi suất tăng, thiếu hụt thanh khoản…

Liên tục giảm từ đầu tháng 2/2023, DGC đã để mất tổng cộng 18%, so với mức giảm chỉ hơn 6% của VN-Index. Theo MASVN, đây là mức chiết khấu lớn đối với cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt như DGC. DGC hiện đang giao dịch quanh vùng giá tương ứng với VN-Index tại mức 900.

MASVN kỳ vọng việc Trung Quốc mở cửa kinh tế và đẩy mạnh sản xuất các thiết bị điện tử sẽ giúp nhu cầu tiêu thụ chất bán dẫn hồi phục kéo theo đó là sự hồi phục về sản lượng tiêu thụ P4. MASVN dự báo lợi nhuận của DGC sẽ cân bằng trong nữa đầu năm 2023.

Năm 2023, MASVN đưa ra dự báo doanh thu của DGC trong kịch bản thận trọng ở mức 9.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tương ứng đạt 2.500 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận sau thuế trên EPS của DGC ở mức 6.584 đồng/cổ phiếu, P/E dự phóng ở mức 7,69, theo đó MASVN khuyến nghị mua với DGC với giá mục tiêu 65.000 đồng/cp.

Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Xu hướng điều chỉnh giảm chưa kết thúc, nhà đầu tư chứng khoán nên làm gì?

Theo nhận định của công ty chứng khoán, xu hướng điều chỉnh giảm vẫn chưa kết thúc và thị trường chứng khoán có thể chứng ...

Tín hiệu tích cực từ Nghị định 08 đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về chào bán, giao ...

Chứng khoán MB (MBS) cảnh báo nhà đầu tư các trường hợp mạo danh

Các hình thức giả mạo MBS đều nhằm mục đích cuối cùng là lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và gây thiệt hại cho quý ...

Đức Anh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục