Phiên giao dịch ngày 7/10/2022: Những cổ phiếu cần lưu ý

(Banker.vn) Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch 7/10/2022, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam – FSC

KDC – Nhiều động lực tăng trưởng mới

Công ty CP Tập đoàn KIDO (HOSE - Mã: KDC) công bố KQKD Q2/2022 với doanh thu 3.545 tỷ đồng, tăng 36% YoY, LNTT 275 tỷ đồng, tăng 48% YoY. Lũy kế 6T2022, KDC ghi nhận doanh thu 6,496 tỷ đồng, tăng 30% YoY, LNTT 427 tỷ đồng, tăng 27% YoY, hoàn thành lần lượt 46% và hơn 47% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận 2022.

KDC – Nhiều động lực tăng trưởng mới
KDC – Nhiều động lực tăng trưởng mới

KQKD Q2/2022 tăng trưởng mạnh chủ yếu là từ mảng dầu ăn. KDC cho biết đã tăng cường đẩy mạnh việc đưa sản phẩm vào kênh MT (siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi,…), hưởng lợi từ việc giá bán dầu ăn tăng mạnh so với cùng kỳ (thiếu hụt nguồn cung từ Ukraine) và lợi thế thị phần hàng đầu trong nước. Biên lãi gộp Q2 tiếp tục tăng mạnh lên mức 25,1% (cùng kỳ 18,7%).

Sức tiêu thụ bán lẻ của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh xuyên suốt trong Q3/2022 bất chấp tác động của lạm phát. Chúng tôi cho rằng KDC, với lợi thế thị phần hàng đầu ở mảng dầu ăn và bánh kẹo (bắt đầu quay trở lại kinh doanh từ 2020), sẽ hưởng lợi từ sự hồi phục mạnh mẽ thị trường bán lẻ.

Bên cạnh mảng dầu ăn hiện tại đã chiếm số 1 thị phần, động lực tăng trưởng của KDC sẽ đến từ mảng bánh kẹo. Trong tháng 4/2022, Kido đã đưa nhà máy bánh kẹo Kido’s Bakery với diện tích 12.735 m² vào hoạt động, công suất hoạt động 19.044 tấn/năm, đây sẽ là động lực tăng trưởng cho KDC trong dài hạn. KDC cho biết trong mùa Trung thu vừa qua, Tập đoàn ghi nhận lần lượt doanh thu và lợi nhuận là 200 tỷ (+25% YoY) và 60 tỷ đồng (+68% YoY).

Một động lực tăng trưởng khác, KDC đang tích cực mở rộng chuỗi cửa hàng Chuk Tea & Coffee với tốc độ khá nhanh, từ 25 cửa hàng tại Q2/2022 đến hiện tại là 45 cửa hàng và mục tiêu gần nhất là 300 cửa hàng vào năm 2023. Địa bàn kinh doanh cũng mở rộng ra các tỉnh thành ngoài TP HCM là Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ở mức giá đóng cửa hiện tại, KDC đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 28.3x (tương ứng EPS TTM là 2.298 đồng). Mức Stock Rating của KDC giao dịch ở mức 93 điểm cho nên chúng tôi vẫn duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.

Đồ thị giá của KDC đóng cửa tăng 4,3% với khối lượng giao dịch tăng nhẹ và vẫn thấp dưới mức trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá vượt lên trên đường trung bình 20 phiên và có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của KDC cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng khi xu hướng ngắn hạn của thị trường tích cực hơn.

GMD – Động lực tăng trưởng vẫn kỳ vọng cảng Gemalink

Công ty CP Gemadept (HOSE - Mã: GMD) ghi nhận doanh thu thuần trong Q2/2022 đạt 978 tỷ đồng, tăng 30% YoY, LNTT đạt 370 tỷ, tăng 89% YoY. Lũy kế 6T2022, GMD ghi nhận doanh thu thuần 1,858 tỷ đồng, tăng 29% YoY, LNTT đạt 720 tỷ đồng, tăng 86% YoY. Như vậy, GMD đã hoàn thành 49% kế hoạch doanh thu và 72% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.

Doanh thu Q2/2022 của GMD tăng trưởng ở cả 2 mảng chính: khai thác cảng và logistics – cho thuê văn phòng – các hoạt động khác. Chúng tôi nhận thấy doanh thu mảng chính khai thác cảng tiếp tục duy trì tăng trưởng trong Q2/2022 tuy là có chậm hơn do tình hình xuất nhập khẩu cả nước chịu ảnh hưởng lớn từ lạm phát và chi phí vận tải tăng cao. Biên lợi nhuận Q2 tăng lên mức 44.6% (cùng kỳ 42.4%) nhờ tăng giá dịch vụ cảng. Lợi nhuận GMD tăng mạnh còn nhờ cảng Gemalink đã có lãi từ Q4/2021.

Động lực tăng trưởng GMD vẫn là kỳ vọng vào cảng Gemalink. Theo kế hoạch của GMD, ở giai đoạn 1 hiện tại, cảng Gemalink có năng lực xếp dỡ là 1,5 triệu TEU/năm, năm 2022 sẽ chiếm 15% thị phần tại khu vực Cái Mép – Thị Vải. Chúng tôi cho rằng kế hoạch này khá khả thi vì trong 6T2022, sản lượng hàng qua cảng Gemalink là 0,6 triệu TEU, đạt 53% kế hoạch năm 2022. GMD ước tính sẽ tăng thị phần Gemalink lên 20% khi tối đa công suất hoạt động 1,5 triệu TEU trong 2023.

Gemalink giai đoạn 2 đang trong quá trình thực hiện các thủ tục, thu xếp vốn để triển khai xây dựng trong nửa cuối 2022. Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, tổng công suất Gemalink sẽ tăng lên 3 triệu TEU, kỳ vọng sẽ đưa thị phần Gemalink sẽ tăng lên 30-35%.

Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo cho biết hiện đang làm việc với các bên về việc chuyển nhượng 24% cổ phần Gemalink, vẫn sẽ ưu tiên đối tác hãng tàu để tối ưu hiệu suất Gemalink. Việc chuyển nhượng vốn thành công sẽ giúp GMD tăng năng lực tài chính để phục vụ đầu tư giai đoạn 2 cảng Nam Đình Vũ. Sau khi hoàn thành giai đoạn 2 của 2 dự án cảng này, tổng công suất GMD sẽ tăng lên gấp đôi so với hiện tại.

Ở mức giá đóng cửa hiện tại, GMD đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 17,1x (tương ứng EPS TTM là 2.914 đồng). Mức Stock Rating của GMD ở mức 87 điểm cho nên chúng tôi duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.

Đồ thị giá của GMD đóng cửa tăng 2,8% với khối lượng giao dịch giảm nhẹ và vẫn trên mức trung bình 20 phiên. Điểm tích cực thanh khoản đã có sự cải thiện mạnh trong 5 phiên giao dịch gần đây. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực và xu hướng ngắn hạn cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng cổ phiếu khi mức Sức mạnh giá trên 80 hoặc xu hướng ngắn hạn của thị trường tích cực hơn.

Công ty Chứng khoán Rồng Việt - VDSC

NLG - Mở bán chậm so với kế hoạch

Trong quý III/2022, Công ty CP Đầu tư Nam Long (HOSE - Mã: NLG) chỉ mở bán hai phân khu mới là Akari- tòa 9 (26/7) và Ehome Southgate – giai đoạn 2 (21/8). Tuy nhiên hoạt động bán hàng đã có sự chậm lại. Lũy kế 9 tháng, Chứng khoán Rồng Việt ước tính giá trị pre-sales ở mức 9.600 tỷ đồng, tăng khoảng 1.200 tỷ đồng so với cuối quý II vừa qua.

Trong quý III, Rồng Việt ước tính doanh thu và lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ (NPATMI) đạt lần lượt 812 tỷ đồng và 48 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2022, VDSC dự báo doanh thu và lãi sau thuế của công ty mẹ lần lượt là 4.403 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ và 245 tỷ đồng, giảm 77%, tương ứng thực hiện 62% kế hoạch doanh thu và 20% kế hoạch lợi nhuận sau thuế công ty mẹ. EPS ước đạt 640 đồng/cp.

Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Thị trường “đỏ lửa”, nhiều doanh nghiệp vẫn muốn bơi ra “biển” HOSE

Vào những ngày cuối tháng 9, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) liên tiếp thông báo nhận hồ sơ niêm yết cổ phiếu ...

Khối ngoại "góp phần" không nhỏ khiến VN-Index quay đầu giảm mạnh phiên 6/10

Phiên VN-Index quay lại với đà giảm cực mạnh, khối ngoại cũng "góp phần" không nhỏ, tâm điểm xả bán tiếp tục ghi nhận tại ...

Tin tức chứng khoán 17h00' hôm nay 6/10/2022: QNS, PTC, CRE, BAF, DHP

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam cập nhật và gửi đến quý độc giả những tin tức chứng khoán nổi bật ...

Đức Anh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán